Xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu, logo

Xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu, logo

Xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu, logo

 

Nhiệu, thương hiệu, logo chính là đối tượng có hành vi vi phạm nhiều nhất tại Việt Nam trong những năm qua, VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL cung cấp dịch vụ xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu, logo để giúp khách hàng có thể xử lý hành vi xâm phạm của bên thứ 3, qua đó bảo vệ được tài sản trí tuệ của mình.

Hành vi nào được coi là hành vi vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu, logo tại Việt Nam

Như chúng tôi đã phân tích trong các bài viết trước, tại Việt Nam khái niệm logo, thương hiệu chỉ suất hiện trong các giao dịch hàng ngày và không được pháp luật thừa nhận. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, thương hiệu hoặc logo đều được gọi chung là nhãn hiệu. Do đó, trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ gọi chung thương hiệu, logo là “nhãn hiệu”

Các hành vi sau đây được coi hành hành vi vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu, logo đã được đăng ký bảo hộ:

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

Ví dụ: Nhãn hiệu OMO được đăng ký cho nhóm sản phẩm bột giặt, Ông A là chủ doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng tiêu dùng và Ông A đã sản xuất bột giặt và lấy nhãn hiệu là OMO. Như vậy, hành vi của Ông Anh được coi là sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ và là hành vi xâm phạm quyền đối với với nhãn hiệu/

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

– Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

Ví dụ: Nhãn hiệu TOYOTA & hình quả địa cầu được đăng ký độc quyền cho nhóm ôtô, ngày 1.9.2015, Ông Nguyễn Văn A thành lập công ty kinh doanh ô tô với tên gọi Công ty TNHH TOYOTA Hà Nội, việc sử dụng dấu hiệu “TOYOTA” trong tên công ty được gọi là tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “TOYOTA” đã được bảo hộ

– Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Ví dụ: Sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng “Cocacola” để đăng ý cho nhóm sản phẩm/dịch vụ bất kỳ tại Việt Nam

Quy trình xử lý hành vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu, logo

Quy trình xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu, thương hiêu, logo bao gồm nhiều bước thực hiện, cụ thể như sau:

Bước 1: Thu thập chứng cứ của bên vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu, logo

Việc thu thập chứng cứ rất quan trọng, đó sẽ là căn cứ chứng minh bên vi phạm đang vi phạm nhãn hiệu của chủ sở hữu. Chứng cứ vi phạm ở đây có thể là hình ảnh, sản phẩm vi phạm, dịch vụ vi phạm…vv

Bước 2: Giám định hành vi vi phạm nhãn hiệu tại Viện khoa học sở hữu trí tuệ

Việc giám định hành vi vi phạm nhãn hiệu sẽ giúp chủ sở hữu đánh giá hành vi, mức độ vi phạm nhãn hiệu của bên thứ 3, qua đó giúp chủ sở hữu đi đến quyết định có hay không có việc tiến hành thủ tục xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Cơ quan tiến hành thẩm định hành vi vi phạm nhãn hiệu tại Việt Nam là Viện khoa học sở hữu trí tuệ.

Hồ sơ giám định xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm thông tin, tài liệu sau:

– Đơn (tờ khai) yêu cầu giám định;

– Hợp đồng ủy quyền (trường hợp sử dụng dịch vụ sở hữu trí tuệ);

– Bản sao chứng thực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;

– Tài liệu chứng minh hành vi phạm nhãn hiệu của bên thứ 3

Bước 3: Soạn và gửi thư khuyến cáo tới bên vi phạm nhãn hiệu

Trong trường hợp kết luận giám định cho thấy đúng có sự vi phạm nhãn hiệu của bên thứ 3, khách hàng sẽ gửi thư khuyến cáo tới bên vi phạm với nội dung yêu cầu bên vi phạm chấm dứt ngay lập tức hành vi vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu, logo, buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm vi phạm nhãn hiệu, xin lỗi và cam kết không tái phạm trong tương lai.

Bước 4: Tiến hành biện pháp hành chính, dân sự, hình sự để xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu, logo

Chủ sở hữu nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu, logo tới cơ quan chức năng như quản lý thị trường, tòa án, công an kinh tế…vv để yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành xử lý hành vi đối với nhãn hiệu, thương hiệu, logo

Dịch vụ xử lý hành vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu, logo của VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL với đội ngũ chuyên viên pháp lý cao cấp và luật sư uy tín đã đại diện cho 100+ doanh nghiệp tiến hành xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu, logo. Trong quá trình cung cấp dịch vụ xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu, logo. VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL sẽ thực hiện các công việc sau đây.

– Tư vấn toàn bộ quy trình xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu, logo

– Tư vấn cho khách hàng thu thập bằng chứng, chứng cứ từ bên vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu, logo

– Tư vấn & đại diện nộp đơn thẩm định hành vi xâm phạm nhãn hiệu, thương hiệu, logo tại cơ quan chức năng

– Soạn thảo và gửi thư cảnh báo tới bên vi phạm sở hữu trí tuệ yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu, logo

– Nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu, thương hiệu, logo tới cơ quan chức năng để tiến hành xử lý hành vi xâm phạm

– Tham gia với tư cách là đại diện chủ sở hữu trong quá trình cơ quan chức năng xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu, logo

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL là đơn vị uy tín, chất lượng trong quá trình xử lý hành vi nhãn hiệu, thương hiệu, logo. Trong trường hợp khách hàng có thắc mắc về các vấn đề nêu trên, khách hàng vui lòng liên hệ với VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL theo địa chỉ sau đây để được giải đáp.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL – UY TÍN TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT

Website: http://royallaw.vn

             Địa chỉ: Phòng 802, Tòa nhà HH2 – Bắc Hà, Phố Tố Hữu, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Fanpage: https://facebook.com/royallawfirm

Hotline: 0989.337.688

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khách hàng tiêu biểu