Tên thương mại trùng với nhãn hiệu có hợp pháp không

Tên thương mại trùng với nhãn hiệu có hợp pháp không

Tên thương mại trùng với nhãn hiệu có hợp pháp không

Tình huống:

Công ty Hòa Bình đã đăng kí bảo hộ nhãn hiệu ” SAO MAI” với Cục SHTT từ năm 2005 đến nay. Tuy nhiên, thời gian gần đây công ty Hòa Bình phát hiện trên thị trường xuất hiện nhiều mặt hàng có sử dụng nhãn hiệu tương tự với sản phẩm Sao Mai của Hòa Bình (Công ty Sao Mai sử dụng tên thương mại Sao Mai dán nhãn hàng hóa, sản phẩm, quảng cáo, giao dịch với khách hàng khiến nhiều khách hàng của công ty Hòa Bình nhầm lẫn). Công ty Hòa Bình đã trao đổi thông tin với Công ty Sao Mai, nhưng công ty Sao Mai cho rằng công ty đã đăng ký kinh doanh với tên thương mại là Sao Mai, đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ năm 2007. Từ đó đến nay, công ty Sao Mai luôn sử dụng tên thương mại của mình vào các hoạt động công ty cũng như quảng bá hình ảnh, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của công ty. Cho rằng công ty Sao Mai đang vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty nên công ty Hòa Bình gửi công văn ngay lập tức cho công ty Sao Mai, yêu cầu công ty Sao Mai không được sử dụng tên thương mại gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ của công ty Hòa Bình. Công ty Sao Mai không phản hồi lại và vẫn sử dụng tên thương mại cho sản phẩm, hàng hóa của mình trên thị trường. Luật sư cho tôi hỏi yêu cầu của công ty Hòa Bình có phù hợp với quy định pháp luật không trong khi một bên đã được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, một bên là tên thương mại được cấp hợp pháp?
Trường hợp công ty Sao Mai không phản hồi yêu cầu của công ty Hòa Bình và vẫn sử dụng tên thương mại trên các sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường, gây nhầm lẫn cho khách hàng. Theo Luật sư, để đảm bảo quyền lợi của mình, công ty Hòa Bình nên làm gì?

Luật sư tư vấn:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009

2. Tên thương mại trùng với nhãn hiệu có hợp pháp không?

Vì thông tin bạn đưa ra chưa rõ ràng nên trong trường hợp này có hai trường hợp xảy ra:

+ Trường hợp thứ nhất: Công ty Hòa Bình được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trước thời điểm Công ty Sao Mai đăng ký và hoạt động hợp pháp trong cùng lĩnh vực với Công ty Hòa Bình. Trong trường hợp này Công ty Hòa Bình được bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại của Công ty Sao Mai sẽ không được coi là sử dụng hợp pháp để có thể được bảo hộ tại Việt Nam do công ty này sử dụng tên thương mại tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của Công ty Hòa Bình đã được bảo hộ tại Việt Nam theo quy định tại Điều 78 của Luật sở hữu trí tuệ.

+ Trường hợp thứ hai: Công ty Hòa Bình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu từ năm 2005 nhưng đến khi được Cục sở hữu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì lại sau thời điểm Sao Mai hoạt động hợp pháp. Trong trường hợp này, căn cứ vào quy định của tại khoản 3 Điều 78 và điểm k khoản 2 Điều 74 của Luật sở hữu trí tuệ thì Sao Mai được bảo hộ tên thương mại theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, trong trường hợp này quyền sở hữu thuộc về Công ty Sao Mai.

3. Bảo vệ quyền lợi cho công ty Hòa Bình

Trong trường hợp này đê bảo vệ quyền lợi của mình Công ty Hòa Bình cần phải xác định lại cơ sở quyền của mình.

– Trong trường hợp xác định rằng nhãn hiệu của mình được bảo hộ trước thời điểm tên thương mại được sử dụng thì Công ty Hòa Bình có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vụ việc hoặc khởi kiện ra tòa.

– Trường hợp nhãn hiệu của công ty Hòa Bình được bảo hộ sau thời điểm tên thương mai được sử dụng thì công ty Hòa Bình có thể tiến hành thương lượng với công ty Sao Mai.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL – UY TÍN TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT

Website: http://royallaw.vn

Địa chỉ: Phòng 802, Tòa nhà HH2 – Bắc Hà, Phố Tố Hữu, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Fanpage: https://facebook.com/royallawfirm

Hotline: 0989.337.688

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khách hàng tiêu biểu