Quy định về quyền của người biểu diễn

Quy định về quyền của người biểu diễn

Quy định về quyền của người biểu diễn

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư, tôi muốn hỏi luật sư về sở hữu trí tuệ như sau. Tôi là nghệ sĩ đàn dương cầm, tôi chỉ chơi nghiệp dư, thi thoảng góp vui ở làng thôi. Hôm trước tôi có chơi một bài nhạc cổ điển của Mozart ở hội văn nghệ làng nhưng có người đã ghi hình bài biểu diễn của tôi lại mà không hỏi tôi, sau đó họ còn phát trên mạng xã hội. Tôi muốn hỏi họ phát clip tôi chơi đàn mà không hỏi ý kiến tôi là có phạm luật không? Có quy định cụ thể nào về việc này không? Tôi xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

1/ Căn cứ pháp lý

– Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009
2/ Quy định về quyền của người biểu diễn

Theo quy định của pháp luật, quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Bạn biểu diễn bài nhạc cổ điển của Mozart, Mozart đã mất hơn 70 năm nên thời hạn bảo hộ với tác phẩm nhạc này đã hết, tác phẩm thuộc về sở hữu của công chúng nên việc bạn biểu diễn tác phẩm này là hợp pháp, vì vậy bạn là người biểu diễn nên theo quy định của pháp luật bạn sẽ được bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả, cụ thể là quyền của người biểu diễn.

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 6 và Điều 29 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về quyền của người biểu diễn như sau:

Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

Điều 29. Quyền của người biểu diễn

1. Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn.

2. Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

a) Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;

b) Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

3. Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

a) Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;

b) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;

c) Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;

d) Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

4. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các quyền quy định tại khoản 3 Điều này phải trả tiền thù lao cho người biểu diễn theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận trong trường hợp pháp luật không quy định.

Theo quy định trên, bạn buổi diễn bài nhạc nên bạn sẽ có quyền với bài biểu diễn của mình. Khi người khác thu hình hay phát sóng đều phải xin phép bạn. Việc một số người tự ý ghi hình và phát clip bạn chơi đàn mà không hỏi ý kiến tôi là đã xâm phạm quyền liên quan đến quyền tác giả của bạn.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL – UY TÍN TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT

Website: http://royallaw.vn

Địa chỉ: Phòng 802, Tòa nhà HH2 – Bắc Hà, Phố Tố Hữu, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Fanpage: https://facebook.com/royallawfirm

Hotline: 0989.337.688

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khách hàng tiêu biểu