Cách xác định thông tin đăng ký thành lập doanh nghiệp

Cách xác định thông tin đăng ký thành lập doanh nghiệp

Cách xác định thông tin đăng ký thành lập doanh nghiệp

Cùng với việc kinh tế đang ngày càng phát triển thì việc thành lập công ty cũng ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn các thông tin cần thiết để được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cũng như mã số thuế.

Các thông tin cơ bản để có thể đăng ký thành lập công ty bao gồm:

–         Tên công ty

–         Địa chỉ

–         Ngành nghề kinh doanh

–         Tên người đại diện theo pháp luật và chức danh của người này

–         Tên các thành viên/ cổ đông của công ty.

Cụ thể như sau:

1. Tên công ty

Xác định được tên doanh nghiệp là nhiệm vụ đầu tiên khi thành lập công ty. Tên doanh nghiệp càng ấn tượng, dễ nhớ càng thu hút khách hàng. Tuy nhiên, khi đặt tên công ty, bạn cần lưu ý những điểm sau:

–         Tên doanh nghiệp phải viết được bằng các chữ cái có trong bảng chữ cái tiếng Việt và có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được.

–         Tên doanh nghiệp bắt buộc phải bao gồm 2 thành tố:

+   Loại hình doanh nghiệp, bao gồm các loại hình sau: công ty trách nhiệm hữu hạn (viết tắt là Công ty TNHH); công ty cổ phần (viết tắt là Công ty CP; công ty hợp danh (viết tắt là công ty HD); doanh nghiệp tư nhân (viết tắt là công ty TN).

+    Thứ 2 là tên riêng của doanh nghiệp
Doanh nghiệp chỉ được sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề hoặc thực hiện đầu tư.

2. Trụ sở (địa chỉ công ty)

Khi đăng ký kinh doanh phải khai thông tin địa chỉ văn phòng kinh doanh.

Lưu ý là trụ sở công ty không được đặt tại chung cư, nhà tập thể và các địa điểm không có chức năng sử dụng cho hoạt động kinh doanh.

3. Đăng ký ngành nghề kinh doanh

Căn cứ vào Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, người thành lập doanh nghiệp có thể lựa chọn ngành, nghề kinh doanh và ghi mã ngành, nghề kinh doanh vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Sau đó, cơ quan đăng ký kinh doanh đối chiếu và ghi ngành, nghề kinh doanh, mã số ngành, nghề kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Với những ngành, nghề kinh doanh đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

– Với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì thực hiện theo nguyên tắc sau. Ngành, nghề đó được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật. Khi đó Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.  Còn với những ngành, nghề chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để xem xét bổ sung mã mới.

– Doanh nghiệp chỉ được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được quản lý bởi nhà nước. Ngành nghề kinh doanh phải được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của chuyên ngành.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL – UY TÍN TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT

Website: http://royallaw.vn

             Địa chỉ: Phòng 802, Tòa nhà HH2 – Bắc Hà, Phố Tố Hữu, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Fanpage: https://facebook.com/royallawfirm

Hotline: 0989.337.688

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khách hàng tiêu biểu