Các loại vốn và phương thức quản lý vốn của doanh nghiệp

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định và vốn lưu động, chúng được vận động và biến đổi liên tục về hình thái vật chất trong quá trình kinh doanh. Về mặt bản chất, vốn kinh doanh được hiểu cùng nghĩa với tài sản doanh nghiệp và được bố trì nằm riêng một bên hay một phần của bảng cân đối kế toán. Xuất phát từ nguyên tắc đặc trưng của kế toán là “ghi sổ kép”, nên tổng số vốn kinh doanh luôn cân bằng với tổng nguồn vốn được ghi nhận tại bảng cân đối kế toán.
Vốn cố định là khoản tiền dùng để đầu tư để mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp. Tham chiếu đến khoản 1 Điều 3 của Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, thì tài sản cố định được hiểu là loại tài sản thỏa mãn đồng thời cả ba điều kiện sau:
  • Một là, có giá trị lớn (nguyên giá từ 30.000.000 đồng trở lên);
  • Hai là, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh (có thời gian sử dụng trên một năm trở lên);
  • Ba là, chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp từ việc sử dụng tài sản đó.

Như vậy, vốn cố định là khoản vốn đầu tư sẽ được chuyển dần từng phần giá trị sản phẩm của doanh nghiệp trong nhiều chu kỳ kinh doanh, bằng cách trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí kinh doan trong nhiều năm tài chính. Theo đó, tài sản cố định phải được quản lý và sử dụng theo đúng tính năng kỹ thuật và công dụng của tài sản. Doanh nghiệp có trách nhiệm lập, lưu trữ hồ sơ kế toán theo dõi từng tài sản cố định (dưới cả hai hình thức hiện vật và giá trị) cấu thành nên vốn cố định của doanh nghiệp. Hồ sơ kế toán bao gồm: Bộ chứng từ xác định nguyên giá của tài sản cố định bao gồm các chi mua sắm (tạo lập), vận chuyển, bốc xếp, lắp đặt, chạy thử và các chi phí liên quan trực tiếp khác; Sổ tài sản cố định; Sổ trích khấu hao tài sản cố định; và các tài liệu kỹ thuật hướng dẫn vận hành, hướng dẫn bảo dưỡng và sửa chữa tài sản cố định…bảo đảm tuân thủ đúng và đủ chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ Tài chính ban hành.

Vốn lưu động là khoản tiền dùng để đầu tư mua sắm tài sản lưu động, đó là những tài sản có giá trị không đủ lớn (dưới 30.000.000 đồng) hoặc thời gian sử dụng ngắn (không quá một năm), được liên tục đưa vào sử dụng trong một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp và biến đổi hình thái liên tục, do bởi các tài sản lưu động thường được chuyển ngay một lần toàn bộ giá trị vào sản phẩm của doanh nghiệp và được sử dụng trong một chu kỳ kinh doanh.
Theo đó, tài sản lưu động phải được quản lý chi tiết (dưới cả ba hình thái giá trị, hiện vật và thời gian lao động) đối với từng chủng loại nguyên vật liệu, công cụ – dụng cụ, bán thành phẩm, thành phẩm, hàng hóa… ở từng khâu cụ thể trong chu trình kinh doanh (mua hàng – lưu kho đầu vào – sản xuất – lưu kho thành phẩm – tiêu thụ…). Doanh nghiệp có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ kế toán theo dõi sự luân chuyển liên tục của dòng vốn lưu động qua từng khâu cụ thể của chu trình kinh doanh.
Hồ sơ kế toán bao gồm: Định mức sử dụng tài sản lưu động; Bộ chứng từ nhập kho; Thẻ kho (sổ theo dõi nhập – xuất – tồn kho); Bộ chứng từ xuất kho; Biên bản kiểm kê định kỳ và các loại sổ kế toán theo dõi từng chủng loại tài sản lưu động, đảm bảo tuân thủ đúng và đầy đủ Chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành.
Theo quy định của pháp luật tài chính, thủ tục kiểm kê tài sản (ghi nhận cả hình thái hiện vật và hình thái giá trị của các tài sản) là nghĩa vụ của doanh nghiệp trước khi tiến hành lập báo cáo tài chính.
Lập báo cáo tài chính là bước khởi đầu, đảm bảo thực thi đúng nguyên tắc kế hoạch hóa (P-D-C-A) trong quản trị tài chính doanh nghiệp, nhằm thiết lập các mục tiêu chủ yếu của quản trị tài chính và phân định trách nhiệm của từng cấp quản lý – điều hành trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Kế hoạch tài chính là một bản kế hoạch thành phần trọng yếu của bản kế hoạch kinh doanh, các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch tài chính được thiết lập trên cơ sở dự báo, tính toán và tổng hợp từ các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch marketing, kế hoạch sản xuất, kế hoạch lao động – tiền lương… và hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của kỳ lập kế hoạch kinh doanh. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch kinh doanh hằng năm (bao gồm cả kế hoạch tài chính) là nghĩa vụ của các cơ quan, người quản lý của doanh nghiệp, theo quy định tại các Điều 55, 139, 153, 170… của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

 


Mọi thông tin yêu cầu tư vấn vui lòng liên hệ:

⚖️ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL – Royal law firm

📩Email: vplsroyal@gmail.com

🌏 Website: https://royallaw.vn/

☎️ Hotline: 0989 337 688

Văn phòng Hà Nội:

☎️Điện thoại: (84-24) 3512 2931

🏢Địa chỉ: Tầng 8, P.802 tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 phố Tố Hữu, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Văn phòng thành phố Hồ Chí Minh:

☎️ Điện thoại: (84-28) 2213 5775

🏢Địa chỉ: Lầu 4, tòa nhà Halo Building, số 10 Phan Đình Giót, phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

Khách hàng tiêu biểu