TỘI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO CHĂN NUÔI GẦN NHÀ

Chị Kim Anh (Lạng Sơn) hỏi:

Hàng xóm nhà tôi nuôi heo (lợn), thường xuyên thải chất thải ra môi trường. Nhất là vào mùa nắng, mùi hôi thối bốc lên kinh khủng – ảnh hưởng rất nhiều đến không khí và sinh hoạt các gia đình xung quanh. Tôi cần phải làm gì và cho tôi hỏi tội gây ô nhiễm môi trường do chăn nuôi bị xử lý như thế nào?

Luật sư trả lời:

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm môi trường và các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường diễn biến rất phức tạp, phổ biến trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Tội phạm môi trường đã hủy hoại, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, chất lượng môi trường suy giảm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước. Đặc biệt, gây ô nhiễm lớn đến bầu không khí xung quanh gây xáo trộn đời sống đến với những cá nhân bị ảnh hưởng. Điển hình nhất ở những vùng nông thôn, qua việc chăn nuôi heo, bò,… với quy mô từ trung bình đến lớn, khiến cho không ít người dân phải trăn trở.

Để đảm bảo việc thực hiện đúng pháp luật về bảo vệ môi trường thì cá nhân, tổ chức nếu có phát hiện ra hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường có thể thực hiện quyền khiếu nại, khởi kiện về môi trường theo quy định tại điều 162 Luật bảo vệ môi trường năm 2014:

“1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.

3. Thời hiệu khởi kiện về môi trường được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân bị thiệt hại phát hiện được thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của tổ chức, cá nhân khác”.

Theo quy định tại điều 69 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp thì khi thực hiện chăn nuôi sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư;
  • Thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải;
  • Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh;
  • Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.

Như vậy, trong quá trình thực hiện việc chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi trong khu dân cư thì các hộ gia đình, cá nhân phải đáp ứng các yêu cầu trên. Nếu việc thực hiện chăn nuôi không đảm bảo, gây ô nhiễm, bốc mùi ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ dân xung quanh thì tùy vào mức độ có thể bị xử lý như sau:

– Nếu trong trường hợp hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì căn cứ vào khoản 1 điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì mức xử phạt là:

“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

e)Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư”

Thẩm quyền giải quyết văn cứ vào Khoản 3 Điều 66 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt là Trưởng công an cấp xã.

Ngoài ra hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì mức xử phạt được xác định như sau:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thải chất thải vệ sinh hầm cầu, hóa chất độc, các nguồn gây dịch bệnh vào môi trường trái quy định về bảo vệ môi trường”.

Thẩm quyền ra quyết định xử phạt  trong trường hợp này là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện căn cứ vào điều 48 Nghị định này

Căn cứ vào khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì mức xử phạt được xác định là:

“Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”.

Khách hàng tiêu biểu