THỦ TỤC NHẬN TIỀN, TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
THỦ TỤC NHẬN TIỀN, TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Hiện nay, nhiều bị hại đang gặp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục nhận tiền hoặc tài sản thi hành án dân sự do những nguyên nhân như: Không biết mình thuộc diện được thi hành án; Thủ tục nhận tiền thi hành án quá phức tạp, mất nhiều thời gian; Hoặc nơi bị hại ở xa so với trụ sở thi hành án dẫn đến việc đi lại gặp nhiều khó khăn, chi phí đi lại tốn kém; một lý do khác là vấn đề sức khỏe, tuổi tác hoặc còn lúng túng trong việc thực hiện thủ tục thi hành án. Nếu bị hại thuộc các trường hợp trên thì cần làm gì để nhận tiền thi hành án?
“Điều 31. Tiếp nhận, từ chối yêu cầu thi hành án
1. Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan.
Ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
…”
Cũng tại Điều 44 Luật thi hành án hiện hành quy định như sau:
“Điều 44. Xác minh điều kiện thi hành án
..
5. Người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án, cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự.
Trường hợp Chấp hành viên thấy cần thiết hoặc kết quả xác minh của Chấp hành viên và người được thi hành án khác nhau hoặc có kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thì phải xác minh lại. Việc xác minh lại được tiến hành trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh do đương sự cung cấp hoặc nhận được kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân.
…”
Như vậy, người được thi hành án – bị hại có thể ủy quyền cho người khác thay mình yêu cầu thi hành án để nhận lại tiền. Do đó, trong trường hợp người được thi hành án không thể tự mình thực hiện nhận tiền thi hành án hay vì lý do nào khác không trực tiếp yêu cầu thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án thì họ vẫn có quyền ủy quyền cho người khác thay mặt mình thực hiện các công việc này.
2. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án khi có nhiều người được thi hành án
Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 47 Luật thi hành án hiện hành quy định như sau:
“Điều 47. Thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án
1. Số tiền thi hành án, sau khi trừ các chi phí thi hành án và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 của Luật này thì được thanh toán theo thứ tự sau đây:
a) Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần;
b) Án phí, lệ phí Tòa án;
c) Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định.
2. Trường hợp có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán tiền thi hành án được thực hiện như sau:
a) Việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự quy định tại khoản 1 Điều này; trường hợp trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ số tiền mà họ được thi hành án;
b) Số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án được thanh toán cho những người được thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó; số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán;
c) Sau khi thanh toán theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này, số tiền còn lại được trả cho người phải thi hành án”
Và tại khoản 1 Điều 49 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 13 Điều 1 Nghị định 33/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/05/2020 quy định như sau:
“1. Trường hợp thanh toán tiền thi hành án theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự thì Chấp hành viên xác định số tiền được thanh toán của những người được thi hành án đã yêu cầu thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế.
Trường hợp bản án, quyết định đang do cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành xác định nhiều người được thi hành án nhưng chỉ một hoặc một số người yêu cầu thi hành án mà tài sản của người phải thi hành án không đủ để thi hành nghĩa vụ tài sản theo bản án, quyết định thì cơ quan thi hành án dân sự thanh toán cho người đã yêu cầu thi hành án theo tỉ lệ mà họ được nhận, số tiền còn lại gửi vào ngân hàng theo loại tiền gửi kỳ hạn 01 tháng, đồng thời thông báo và ấn định thời hạn không quá 01 tháng cho những người được thi hành án chưa yêu cầu về quyền yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp đã hết thời hiệu.
Hết thời hạn thông báo mà cơ quan thi hành án dân sự không nhận được yêu cầu thi hành án thì số tiền đã gửi và tiền lãi được thanh toán tiếp cho những người đã có yêu cầu thi hành án tính đến thời điểm hết thời hạn thông báo; số tiền còn lại, nếu có, được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán hoặc trả lại cho người phải thi hành án”.
Như vậy, số tiền mà bị hại nhận được là số tiền còn lại sau khi trừ đi các chi phí thi hành án; các chi phí khác rồi mới được thanh toán theo thứ tự đã nêu tại quy định trên. Trong một số vụ án “điểm” có nhiều bị hại được thi hành án, lúc này việc thanh toán tiền sẽ tính theo tỷ lệ số tiền mà họ được thi hành theo Bản án và có thể ưu tiên thanh toán cho những bị hại đã nộp đơn yêu cầu thi hành án đến cơ quan thi hành án có thẩm quyền.
Vì vậy, việc nộp đơn yêu cầu thi hành án là bắt buộc và rất quan trọng khi bị hại muốn được thi hành án. Từ quy định trên có thể rút ra, người nộp đơn yêu cầu thi hành án trước cũng có lợi thế hơn về mặt thứ tự chi trả.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 04/2023/TT-BTP do Bộ Tư pháp ban hành quy định như sau:
“Điều 18. Thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án
2. Việc thanh toán tiền, trả tài sản được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
a) Đương sự trực tiếp đến nhận tiền tại trụ sở cơ quan thi hành án.
Trường hợp này, Chấp hành viên đề nghị kế toán làm thủ tục chi trả tiền;
Trường hợp này, người được ủy quyền nhận thay phải có giấy ủy quyền hợp pháp và xuất trình tài khoản định danh điện tử hoặc một trong các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Chấp hành viên đề nghị kế toán làm thủ tục chi trả tiền.
Hồ sơ thi hành án lưu bản chụp giấy ủy quyền và bản chụp một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này; chứng từ kế toán lưu bản chính giấy ủy quyền và bản chụp một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp này, đương sự phải có đơn đề nghị chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản. Đơn đề nghị ghi rõ họ tên, địa chỉ của người nhận tiền, thông tin số tài khoản nhận tiền (trong trường hợp đề nghị chuyển khoản). Đơn đề nghị được gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện.
Trên cơ sở đơn đề nghị của đương sự, Chấp hành viên đề nghị kế toán lập phiếu chi và thực hiện gửi tiền cho đương sự qua bưu điện hoặc chuyển khoản. Cước phí chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản do người nhận tiền chịu và được trừ vào số tiền họ được nhận. Giấy chuyển tiền qua bưu điện và phiếu báo nhận tiền (bản chụp) lưu trong hồ sơ thi hành án cùng với phiếu chi, bản chính lưu tại bộ phận kế toán.
Như vậy, theo quy định trên chủ yếu có 3 phương thức nhận tiền thi hành án đó là:
+ Bị hại trực tiếp đến nhận tiền tại trụ sở cơ quan thi hành án;
+ Ủy quyền cho người khác nhận thay;
+ Nhận tiền qua hình thức chuyển tiền qua bưu điện hoặc qua tài khoản ngân hàng. Riêng đối với phương thức này, bị hại phải có đơn đề nghị chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản. Đơn đề nghị được gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện và phải cung cấp tài khoản và làm đơn yêu cầu chuyển khoản thì cơ quan thi hành án mới có cơ sở thanh toán tiền thi hành án.
4. Quy trình thực hiện thủ tục nhận tiền thi trong hành án dân sự
Luật thi hành án hiện hành được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC và Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định Bị hại tự mình hoặc ủy quyền cho người khác làm đơn yêu cầu thi hành án theo quy trình sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Đơn yêu cầu thi hành án (hoặc) biên bản ghi nhận yêu cầu thi hành án
- Bản án, quyết định và tài liệu khác có liên quan.
- Tài liệu thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành của người phải thi hành án (nếu có).
- Trường hợp ủy quyền phải kèm theo giấy ủy quyền hợp pháp và xuất trình tài khoản định danh điện tử theo quy định của pháp luật hoặc một trong các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bước 2: Nộp đơn yêu cầu thi hành án
Đơn yêu cầu thi hành án có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Chi cục thi hành án dân sự cấp có thẩm quyền.
Bước 3: Xem xét và giải quyết đơn yêu cầu thi hành án
- Sau khi nhận được yêu cầu thi hành án, trong vòng 05 ngày làm việc cơ quan thi hành án sẽ quyết định thi hành án
- Sau khi ra quyết định, cơ quan thi hành án sẽ gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc. Cơ quan thi hành án sẽ thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra văn bản.
- Cơ quan thi hành án sẽ niêm yết công khai văn bản này trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày niêm yết và thông báo hai lần trong 02 ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ về quyết định thi hành án người có nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện thi hành án tự nguyện
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết hạn tự nguyện thi hành án, người thi hành án không tự nguyện thi hành án thì sẽ phải tiến hành xác minh hoặc xác minh ngay nếu thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành án. Việc cưỡng chế này không được thực hiện trong thời gian từ 22 giờ đêm hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau và không thực hiện trong các ngày nghỉ, ngày lễ.
Bước 4: Nhận tiền thi hành án dân sự
- Đối với cá nhân: Cơ quan thi hành án dân sự thông báo bằng văn bản yêu cầu người được nhận đến nhận trong thời gian 15 ngày. Trường hợp người được nhận tiền cung cấp tài khoản và yêu cầu chuyển khoản thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục chuyển khoản.
- Đối với doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế xã hội: Cơ quan thi hành án dân sự sẽ thông báo và chi trả tiền thi hành án bằng chuyển khoản.
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn vui lòng liên hệ:
⚖️ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL – Royal law firm
📩Email: vplsroyal@gmail.com
🌏 Website: https://royallaw.vn/
☎️ Hotline: 0989 337 688
Văn phòng Hà Nội:
☎️Điện thoại: (84-24) 3512 2931
🏢Địa chỉ: Tầng 8, P.802 tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 phố Tố Hữu, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Văn phòng thành phố Hồ Chí Minh:
☎️ Điện thoại: (84-28) 2213 5775
🏢Địa chỉ: Lầu 4, tòa nhà Halo Building, số 10 Phan Đình Giót, phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh