THỜI HẠN ĐỂ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP VỀ QUYỀN TÁC GIẢ
Quyền tác giả là gì?
Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022 quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu
Quyền tác giả được xác lập đối với những người sáng tạo ra tác phẩm gốc về văn học, kịch, âm nhạc hay nghệ thuật. Quyền này cho phép người sáng tạo kiểm soát việc khai thác, sao chép, cải biên, công bố những tác phẩm của mình.
Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm đó được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ mà không phụ thuộc vào việc tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký

Giám định tư pháp về quyền tác giả theo quy định pháp luật
Giám định tư pháp là gì?
Theo quy định tại Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quy trình giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó quy trình giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm: Tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu giám định; chuẩn bị thực hiện giám định; thực hiện giám định; kết luận giám định; bàn giao kết luận giám định; lập hồ sơ, lưu giữ hồ sơ giám định.
Việc giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan được thực hiện bằng hình thức giám định cá nhân hoặc giám định tập thể đối với những vụ việc phức tạp. Việc xem xét giám định bao gồm một hoặc các nội dung: Xác định đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan; Xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; Xác định giá trị quyền tác giả, quyền liên quan, xác định giá trị thiệt hại và các nội dung khác có liên quan về quyền tác giả, quyền liên quan. Người giám định tư pháp có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình giám định, kết quả thực hiện giám định bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ giám định.
Khi việc thực hiện giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan hoàn thành, người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm bàn giao kết luận giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định.
CSPL: Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Ai có quyền yêu cầu giám định tư pháp về quyền tác giả
Theo quy định tại Điều 40 Nghị định 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ, theo đó gồm các đối tượng sau:
- Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
- Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ;
- Tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ.
- Tổ chức, cá nhân khác được ủy quyền bởi tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định nêu trên được yêu cầu tổ chức giám định sở hữu trí tuệ, người giám định sở hữu trí tuệ thực hiện giám định.
CSPL: Khoản 2 Điều 40 Nghị định 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ

Thời hạn giám định tư pháp về quyền tác giả
Căn cứ Điều 6a Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 03/2021/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) quy định về thời hạn giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó thời hạn giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan là 03 tháng.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 26a Luật Giám định tư pháp 2012 được bổ sung 2020 quy định thời hạn giám định tư pháp được tính từ ngày cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định và kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định.
Như vậy, thời hạn giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan là 03 tháng được tính từ ngày cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định và kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định.
CSPL: Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 03/2021/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn vui lòng liên hệ:
⚖️ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL – Royal law firm
?Email: vplsroyal@gmail.com
? Website: https://royallaw.vn/
☎️ Hotline: 0989 337 688
Văn phòng Hà Nội:
☎️Điện thoại: (84-24) 3512 2931
?Địa chỉ: Tầng 8, P.802 tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 phố Tố Hữu, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Văn phòng thành phố Hồ Chí Minh:
☎️ Điện thoại: (84-28) 2213 5775
?Địa chỉ: Lầu 4, tòa nhà Halo Building, số 10 Phan Đình Giót, phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh