Quy định về ngôn ngữ trên tem nhãn phụ cho mỹ phẩm nhập khẩu
Quy định về ngôn ngữ trên tem nhãn phụ cho mỹ phẩm nhập khẩu
Quy định về ngôn ngữ trên tem nhãn phụ cho mỹ phẩm nhập khẩu
Ngôn ngữ trên tem nhãn phụ cho sản phẩm nhập khẩu có thể để tên sản phẩm bằng tiếng anh và các thông tin khác bằng tiếng Việt được không?
Các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP giải thích các từ ngữ về nhãn hàng hóa, ghi nhãn hàng hóa, nhãn gốc của hàng hóa và nhã phụ như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Nhãn hàng hoá” là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.
2. “Ghi nhãn hàng hoá” là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hoá lên nhãn hàng hoá để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.
3. “Nhãn gốc của hàng hoá” là nhãn thể hiện lần đầu được gắn trên hàng hoá.
4. “Nhãn phụ” là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hoá bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu.”
Quy định về ngôn ngữ trên tem nhãn phụ cho mỹ phẩm nhập khẩu
Theo quy định trên thì nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hoá tại Điều 11 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP bao gồm:
“Điều 11. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hoá
Nhãn hàng hoá bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
a) Tên hàng hoá;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;
c) Xuất xứ hàng hoá.
Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ theo tính chất của mỗi loại hàng hoá, phải thể hiện trên nhãn hàng hoá các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 12 của Nghị định này và quy định tại các văn bản luật, pháp lệnh chuyên ngành có liên quan.”
Khoản 11 Điều 12 quy định nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn đối với mỹ phẩm gồm:
“Điều 12. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của hàng hoá
11. Mỹ phẩm:
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần;
đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn, sức khoẻ.
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.”
Về ngôn ngữ quy định tại Điều 9 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP:
“Điều 9. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hoá
1. Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hoá phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Hàng hoá được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.
3. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.Ngôn ngữ trên tem nhãn phụ cho sản phẩm nhập khẩu có thể để tên sản phẩm bằng tiếng anh và các thông tin khác bằng tiếng Việt được không?
Từ những quy định trên, về ngôn ngữ trên tem nhãn phụ cho sản phẩm nhập nhập khẩu thì bạn có thể để tên sản phẩm bằng tiếng anh và các thông tin bắt buộc như định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn, sức khỏe, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản phải dịch từ nhãn gốc của hàng hóa ra tiếng việt. Ngoài ra bạn có thể bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu.Như vậy, có thể kết luận rằng việc ghi thông tin về số lô hàng trên nhãn phụ là không bắt buộc, nhãn phụ trên hàng hóa của công ty bạn là hợp lệ nếu có đầy đủ các thông tin từ nhãn gốc dịch ra từ tiếng nước ngoài và bổ sung các nội dung theo quy định nêu trên trong trường hợp nhãn gốc chưa thể hiện.
4. Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh:
a) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;
b) Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hoá học, công thức cấu tạo của hoá chất;
c) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hoá trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;
d) Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, nhượng quyền sản xuất hàng hoá.”
Từ những quy định trên, về ngôn ngữ trên tem nhãn phụ cho sản phẩm nhập nhập khẩu thì bạn có thể để tên sản phẩm bằng tiếng anh và các thông tin bắt buộc như định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn, sức khỏe, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản phải dịch từ nhãn gốc của hàng hóa ra tiếng việt. Ngoài ra bạn có thể bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu.Như vậy, có thể kết luận rằng việc ghi thông tin về số lô hàng trên nhãn phụ là không bắt buộc, nhãn phụ trên hàng hóa của công ty bạn là hợp lệ nếu có đầy đủ các thông tin từ nhãn gốc dịch ra từ tiếng nước ngoài và bổ sung các nội dung theo quy định nêu trên trong trường hợp nhãn gốc chưa thể hiện.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL – UY TÍN TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT
Website: http://royallaw.vn
Địa chỉ: Phòng 802, Tòa nhà HH2 – Bắc Hà, Phố Tố Hữu, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 0989.337.688
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.