Quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận ATTP

Quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận ATTP

Theo quy định tại Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn ngày 31/10/2018 Quy định phương thức quản lý điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Theo đó: 

1. Các Đối tượng áp dụng bao gồm:

Các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 22/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, bao gồm:

  1. Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  2. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, trừ tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên;
  3. Sơ chế nhỏ lẻ;
  4. Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  5. Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

2.  Phương thức quản lý

Phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện thông qua việc tổ chức ký cam kết, kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết và xử lý các cơ sở vi phạm cam kết.

3.  Tổ chức ký cam kết

Cơ quan được phân công quản lý phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn và tổ chức cho các cơ sở nêu trên ký bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Nội dung bản cam kết: theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.

Thời hạn ký cam kết: 3 năm/lần.

4.  Kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết

Kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nêu trên: Cơ quan được phân công quản lý thực hiện theo kế hoạch kiểm tra được Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt hàng năm. Biên bản kiểm tra theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

Kiểm tra đột xuất: Cơ quan được phân công quản lý thực hiện kiểm tra đột xuất khi có sự cố về an toàn thực phẩm liên quan hoặc theo chỉ đạo ca cơ quan cấp trên.

5.  Xử lý cơ sở vi phạm cam kết

Đối với các cơ sở vi phạm cam kết lần đầu: Cơ quan được phân công quản lý nhc nhở cơ sở tuân thủ bản cam kết.

 Đối với các cơ sở vi phạm cam kết lần thứ hai: Cơ quan được phân công quản lý công khai việc cơ sở không thực hiện đúng cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

 Đối với cơ sở vi phạm cam kết gây hậu quả nghiêm trọng hoặc cơ sở vi phạm cam kết từ lần thứ 3 trở đi: Tùy theo mức độ vi phạm, cơ quan được phân công quản lý kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định pháp luật hiện hành.

Trên đây là bài viết của Văn phòng Luật sư Royal về quy định của pháp luật đối với cơ sở kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận ATTP.

Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL

Phòng 802 – tòa nhà Bắc Hà, phố Tố Hữu, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: 04. 3512 2931 – 6294 0932               Fax: 04. 35122930

Email: vplsroyal@gmail.com                   Website: www.royallaw.vn

Hotline: 0989337688

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khách hàng tiêu biểu