Những điều cần biết về Condotel

Condotel là từ viết tắt của Condo (căn hộ) và Hotel (khách sạn) – một sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam với đa mục đích sử dụng, vừa để ở, vừa cho lưu trú du lịch (nhà nghỉ, khách sạn, resort). Kinh nghiệm của các nước cho thấy, với tính chất là một loại hình bất động sản đa mục đích, condotel có các đặc điểm như:

Một là, condotel là loại bất động sản đa công năng, vừa có chức năng của một căn hộ (được sử dụng cho mục đích để ở), vừa có chức năng của một khách sạn (được sử dụng cho mục đích lưu trú du lịch). Hiện tại, người sử dụng condotel đang khai thác một cách khá linh động loại hình này, khi một tòa condotel có thể có một phần để ở, một phần cho thuê du lịch, một phần cho thuê làm văn phòng và một phần làm cửa hàng bán lẻ, từng căn hộ có chủ sở hữu riêng.

Hai là, về cấu trúc không gian, condotel “có thể là một căn hộ chung cư hoặc nhà riêng lẻ hoặc một phòng khách sạn”; condotel cũng có thể tồn tại tách biệt trong một dự án chỉ có duy nhất condotel hoặc đồng thời với các loại hình bất động sản khác như khách sạn, trung tâm thương mại phức hợp, vui chơi giải trí.

Ba là, condotel là một loại sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng đa số được xây dựng trên đất thương mại, dịch vụ nên các dự án condotel thường có giới hạn thời hạn sở hữu.

Condotel phát triển tại Việt Nam từ những năm 2000 nhưng loại hình này vẫn còn đang có nhiều rào cản về pháp lý, chưa có khung pháp lý điều chỉnh, kể cả về nguyên tắc, và hoàn toàn thiếu vắng các quy định áp dụng đối với hợp đồng mua bán. Tuy vậy, các giao dịch liên quan đến condotel, đặc biệt là condotel hình thành trong tương lai, được xác lập khá phổ biến bởi tính ngoại nhập đi kèm sự hấp dẫn thông qua nhiều hình thức quảng bá về nó.

Condotel vận hành theo hình thức cho thuê lại. Khách hàng mua căn hộ có thể sử dụng để ở hoặc cho thuê. Trong thực tế, chủ sở hữu Condotel thường lưu trú ngắn hạn trong một khoảng thời gian cố định, hầu hết thời gian đều cho thuê hoặc chia sẻ với những chủ sở hữu khác.

Việc quản lý Condotel sẽ được chủ sở hữu ủy quyền cho chủ đầu tư hoặc một công ty quản lý thứ 3. Mỗi bên đều có trách nhiệm, quyền lợi khác nhau nhưng đều chung mục đích tạo ra lợi nhuận. Cụ thể trách nhiệm của mỗi bên như sau:

  • Chủ đầu tư: Bàn giao căn hộ và các hạng mục tiện ích theo đúng hợp đồng mua bán ban đầu. Ngoài ra, hỗ trợ hoàn thành hồ sơ, thủ tục làm giấy chứng nhận quyền chủ sở hữu cho người mua.
  • Chủ sở hữu: Thanh toán tiền mua căn hộ, thuế, phí vận hành, phí quản lý, v..v.
  • Công ty quản lý (có thể là chủ đầu tư): Tìm kiếm khách thuê; Bảo dưỡng và quản lý căn hộ; Thanh toán lợi nhuận cho chủ sở hữu kèm các sổ sách, giấy tờ liên quan.

Trước năm 2023 Condotel vẫn là một hình thức bất động sản không rõ ràng về nhiều mặt pháp lý. Những vấn đề như bảo trì căn hộ, cách thức chia sẻ lợi nhuận, hợp đồng, mua bán và sang nhượng đều chưa có quy định cụ thể. Điều này dẫn tới sự lo ngại của các nhà đầu tư khi đổ tiền vào hình thức này.

Tuy nhiên, đến thời điểm 20/5/2023 Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các nghị định hướng dẫn Luật Đất đai có hiệu lực đã giải quyết vấn đề trên. Cụ thể, khoản 4 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP đã nêu rõ như sau:

“Công trình xây dựng có sử dụng vào mục đích lưu trú du lịch theo quy định pháp luật trên đất thương mại, dịch vụ nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì được chứng nhận quyền sở hữu.

Thời hạn sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 126, khoản 1 Điều 128 Luật Đất đai”.

Và hiện nay, quy định pháp luật không cấm, không hạn chế việc chuyển nhượng Condotel cho người có nhu cầu mua. Condotel đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với chủ sở hữu. Vậy, nếu muốn sang nhượng Condotel bắt buộc phải đầy đủ giấy tờ, trong đó quan trọng nhất là Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

Chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ được quy định về điều kiện tại Điều 32 Thông tư 19/2016/TT-BXD như sau:

“Tổ chức, cá nhân mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại chưa nhận bàn giao nhà ở hoặc đã nhận bàn giao nhà ở có quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại có quyền chuyển nhượng tiếp hợp đồng này cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thì phải chuyển nhượng hợp đồng theo từng căn nhà riêng lẻ hoặc từng căn hộ. Trường hợp hợp đồng mua bán với chủ đầu tư có nhiều nhà ở (căn hộ, căn nhà riêng lẻ) thì phải chuyển nhượng toàn bộ số nhà trong hợp đồng đó; nếu bên chuyển nhượng có nhu cầu chuyển nhượng một hoặc một số nhà ở trong tổng số nhà ở đã mua của chủ đầu tư thì bên chuyển nhượng phải lập lại hợp đồng mua bán nhà ở hoặc phụ lục hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư cho những nhà ở chuyển nhượng trước khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng hợp đồng”.


Mọi thông tin yêu cầu tư vấn vui lòng liên hệ:

⚖️ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL – Royal law firm

?Email: vplsroyal@gmail.com

? Website: https://royallaw.vn/

☎️ Hotline: 0989 337 688

Văn phòng Hà Nội:

☎️Điện thoại: (84-24) 3512 2931

?Địa chỉ: Tầng 8, P.802 tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 phố Tố Hữu, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Văn phòng thành phố Hồ Chí Minh:

☎️ Điện thoại: (84-28) 2213 5775

?Địa chỉ: Lầu 4, tòa nhà Halo Building, số 10 Phan Đình Giót, phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

Khách hàng tiêu biểu