Khái quát về biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Khái quát về biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Khái quát về biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Pháp luật nước ta thừa nhận nhiều biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nếu dựa vào chủ thể thực hiện hành vi bảo vệ, có thể chia các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thành hai loại.

Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là những cách thức được chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và giống cây trồng sử dụng; hoặc được Nhà nước sử dụng để bảo vệ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng khi các quyền này bị xâm phạm.

Pháp luật nước ta thừa nhận nhiều biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nếu dựa vào chủ thể thực hiện hành vi bảo vệ, có thể chia các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thành hai loại: chủ thể quyền sở hữu trí tuệ tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình (biện pháp tự bảo vệ) và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: biện pháp hành chính, biện pháp hình sự, biện pháp dân sự và biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ và nhiều văn bản pháp luật có liên quan: văn bản pháp luật dân sự, văn bản pháp luật hành chính, văn bản pháp luật hình sự, văn bản pháp luật thương mại. Khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, việc xác định biện pháp nào sẽ được áp dụng để bảo vệ quyền sở hữu dựa vào hai yếu tố: một là sự lựa chọn của người bị xâm hại; hai là tính chất, mức độ xâm phạm.

Tính chất xâm phạm được xác định dựa trên các căn cứ:

a. Hoàn cảnh, động cơ xâm phạm: xâm phạm do vô ý, xâm phạm cố ý, xâm phạm do bị khống chế hoặc bị lệ thuộc, xâm phạm lần đầu, tái phạm;

b. Cách thức thực hiện hành vi xâm phạm: xâm phạm riêng lẻ, xâm phạm có tổ chức, tự thực hiện hành vi xâm phạm, mua chuộc, lừa dối, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi xâm phạm.

Mức độ xâm phạm được xác định dựa trên các căn cứ:

a. Phạm vi lãnh thổ, thời gian, khối lượng, quy mô thực hiện hành vi xâm phạm;

b. Ảnh hưởng, hậu quả của hành vi xâm phạm.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL – UY TÍN TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT

Website: http://royallaw.vn

             Địa chỉ: Phòng 802, Tòa nhà HH2 – Bắc Hà, Phố Tố Hữu, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Fanpage: https://facebook.com/royallawfirm

Hotline: 0989.337.688

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khách hàng tiêu biểu