HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

      Hợp đồng lao động đã ký kết giữa các bên được coi là vô hiệu một phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng. Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng đồng thì một phần hoặc toàn bộ nội dung hợp đồng đó bị vô hiệu.

      Theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Bộ luật lao động năm 2019 (BLLĐ), hợp đồng lao động bị coi là vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
      “a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;
      b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật này;
      c) Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm”.

      Trong đó, nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động chính là sự tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

      Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, Điều 51 quy định chủ thể có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là Thanh tra lao động và Tòa án nhân dân. Trình tự, thủ tục tuyên bố hợp đồng lao dộng vô hiệu, hướng xử lý hợp đồng lao động vô hiệu của Thanh tra lao động được quy định tại Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về hợp đồng lao động và Thông tư số 30/2013/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2013/NĐ-CP.

      Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 50 BLLĐ 2019 thì thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là Tòa án nhân dân. Quy định này cũng khớp và nhất quán với theo quy định tại Điều 516 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, từ ngày 01/7/2016, Thanh tra lao động sẽ không còn thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Tòa án nhân dân sẽ là chủ thể duy nhất có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Trình tự tuyên bố hợp đồng vô hiệu của Tòa án nhân dân được thực hiện theo quy định tại Điều 401 và 402 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Bên cạnh đó, người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu khi có căn cứ quy định tại Điều 49 BLLĐ 2019. Khi xét đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, Thẩm phán có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

      Trường hợp chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán ra quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Trong quyết định này, Tòa án sẽ giải quyết hậu quả pháp lý của việc tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu phải gửi đến người có đơn hoặc văn bản yêu cầu, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cùng cấp trong trường hợp liên quan đến doanh nghiệp không có trụ sở chính tại Việt Nam.

 


Mọi thông tin yêu cầu tư vấn vui lòng liên hệ:
⚖️ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL – Royal law firm
📩Email: vplsroyal@gmail.com
🌏 Website: https://royallaw.vn/
☎️ Hotline: 0989 337 688
Văn phòng Hà Nội:
☎️Điện thoại: (84-24) 3512 2931
🏢Địa chỉ: Tầng 8, P.802 tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 phố Tố Hữu, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Văn phòng thành phố Hồ Chí Minh:
☎️ Điện thoại: (84-28) 2213 5775
🏢Địa chỉ: Lầu 4, tòa nhà Halo Building, số 10 Phan Đình Giót, phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

Khách hàng tiêu biểu