Các quy định pháp luật về doanh nghiệp xã hội

Các quy định pháp luật về doanh nghiệp xã hội

Để hiểu rõ quy định pháp luật về Doanh nghiệp xã hội, cần tìm hiểu một vài điểm sau:

Doanh nghiệp xã hội là gì?

Doanh nghiệp xã hội là những doanh nghiệp hoạt động không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận hay tối thiểu hóa đầu tư. Sở dĩ nói vậy là vì loại hình này mang đầy đủ đặc tính của một doanh nghiệp nhưng mục đích thành lập và hoạt động là để giải quyết những tồn tại của xã hội, giúp đỡ người yếu thế trong xã hội, vùng miền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Lợi nhuận thu được từ những đấu giá, thiện nguyện, tình nguyện được “rót” vào những chương trình vì mục tiêu xã hội và môi trường.

Doanh nghiệp xã hội có đặc điểm gì?

 Loại hình này khác với đặc điểm của các hình thức kinh doanh, tổ chức phi lợi nhuận và các cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể:

  1. Tham gia trực tiếp vào việc giải quyết những tồn đọng, khó khăn của xã hội. Những vấn đề mà các doanh nghiệp này đặc biệt quan tâm bao gồm: bảo vệ môi trường, vùng cao-dân tộc thiểu số, nghiên cứu và phát triển văn hóa vùng miền, cứu trợ đói nghèo,…
  2. Mang lại lợi nhuận, nguồn thu đáng kể từ các hoạt động mang tính kinh doanh. Tuy nhiên khác với các doanh nghiệp khác, việc mang lại lợi nhuận là ưu tiên số một thì doanh nghiệp xã hội muốn dùng tiền thu được từ các hoạt động của mình làm  “chi phí” cho các chương trình, kế hoạch tình nguyện, thiện nguyện,..Để duy trì hoạt động của mình, các doanh nghiệp này phải thường xuyên vận động các nguồn tài trợ, sức người, sức của từ các tầng lớp trong xã hội.
  3. Cần phiên biệt doanh nghiệp xã hội với tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, là vì dù sao doanh nghiệp xã hội cũng mang tính đoàn thể và mang lại thu nhập, không 100% phi lợi nhuận như tổ chức khác. Việc này cần làm rõ, để tránh “thất thoát” các khoản thuế cần thu đối với doanh nghiệp này.

Quy định pháp luật về doanh nghiệp xã hội

Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về Doanh nghiệp xã hội?

Luật Doanh nghiệp 2014, ghi nhận các quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội như sau:

1. Các tiêu chí đối với doanh nghiệp xã hội:

1.1. Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập, chuyển đổi theo quy định của Luật này, tức là:

  • Phải được thành lập theo trình tự, thủ tục, hồ sơ của Luật Doanh nghiệp và/hoặc Luật Đầu tư, kèm theo Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.
  • Tên doanh nghiệp xã hội được đặt theo quy định và có thể bổ sung thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của doanh nghiệp.
  • Muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật và nộp bản Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.
  • Việc chuyển đổi phải được sự cho phép của cơ quan đã cấp giấy phép thành lập cho tổ chức, đơn vị đó.
  • Con dấu doanh nghiệp xã hội được đăng ký theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, trừ doanh nghiệp được thành lập theo các luật khác theo quy định.

1.2.  Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng.

Thể hiện qua Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường, nội dung cam kết bao gồm:

  • Các vấn đề xã hội, môi trường
  • Phương thức dự định giải quyết vấn đề xã hội, môi trường đó.
  • Thời hạn thực hiện các hoạt động giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường.
  • Mức tỷ lệ phần trăm (%) lợi nhuận giữ lại hằng năm được tái đầu tư để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường.
  • Nguyên tắc và phương thức sử dụng các khoản viện trợ, tài trợ từ tổ chức và cá nhân; nguyên tắc và phương thức xử lý các khoản viện trợ, tài trợ còn dư khi doanh nghiệp giải thể hoặc chuyển đổi thành doanh nghiệp thông thường (nếu có).
  • Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; thành viên, cổ đông là cá nhân, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

Doanh nghiệp xã hội được phép nhận viện trợ nước ngoài và tài trợ trong nước để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường. Nhưng không được sử dụng các khoản viện trợ, tài trợ cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký.

1.3. Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

2.  Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

Đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh, hồ sơ bao gồm:

  • Phương án kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Cam kết đầu tư thực hiện mục tiêu xã hội.

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp xã hội theo trình tự, thủ tục tương ứng quy định tại Luật doanh nghiệp về đăng ký doanh nghiệp.

3. Về hoạt động của doanh nghiệp xã hội

3.1. Công khai Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường của doanh nghiệp xã hội và các hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

3.2. Doanh nghiệp xã hội chấm dứt Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong các trường hợp:

  • Hết thời hạn Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.
  • Vấn đề xã hội, môi trường trong Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã thay đổi hoặc không còn nữa.
  • Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường và mức lợi nhuận giữ lại tái đầu tư.
  • Trường hợp khác theo quyết định của doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Trong trường hợp chấm dứt Cam kết, toàn bộ số dư tài sản hoặc tài chính còn lại của các khoản viện trợ, tài trợ đã được nhận phải chuyển lại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã viện trợ, tài trợ hoặc chuyển cho các doanh nghiệp xã hội khác, tổ chức khác có mục tiêu xã hội tương tự. Việc chấm dứt chỉ được phép thực hiện nếu sau khi đã xử lý số dư của khoản viện trợ, tài trợ đã nhận, doanh nghiệp vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
  • Doanh nghiệp xã hội phải có văn bản thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh về việc chấm dứt Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứtđể công khai trên Cổng thông tin và các tài liệu gồm:
  • Quyết định về chấm dứt Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường của doanh nghiệp phải được thông qua theo tỷ lệ biểu quyết theo quy định của Luật Doanh nghiệpvà bản sao biên bản họp; hoặc Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có), trong đó nêu rõ lý do chấm dứt.
  • Thỏa thuận với cá nhân, tổ chức liên quan về xử lý số dư tài sản hoặc tài chính đối với nguồn viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã nhận (nếu còn).

3.3. Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đối với doanh nghiệp xã hội được thực hiện trong các trường hợp:

  • Doanh nghiệp xã hội được chia hoặc tách thành các doanh nghiệp xã hội.
  • Các doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội hợp nhất thành doanh nghiệp xã hội.
  • Sáp nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội vào doanh nghiệp xã hội.​

3.4. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên, cổ đông doanh nghiệp xã hội

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên và cổ đông doanh nghiệp xã hội chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần của mình cho tổ chức, cá nhân khác nếu họ có cam kết tiếp tục thực hiện các mục tiêu xã hội, môi trường.
  • Cổ đông đã ký tên trong Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình theo quy định tại Khoản 3 Điều 119 Luật Doanh nghiệp trong thời hạn Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.
  • Doanh nghiệp xã hội phải duy trì mục tiêu xã hội, môi trường, mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và nội dung khác ghi tại Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong suốt quá trình hoạt động. Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ Cam kết thì mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, doanh nghiệp xã hội phải hoàn lại toàn bộ các ưu đãi, khoản viện trợ, tài trợ dành riêng cho doanh nghiệp xã hội.
  • Đồng thời, chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, thành viên đối với công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ đông đối với công ty cổ phần đã ký tên trong Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường và thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần chịu trách nhiệm liên đới hoàn lại các ưu đãi, tài trợ đã nhận và bồi thường các thiệt hại phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp xã hội vi phạm.

4. Chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với Doanh nghiệp xã hội

4.1. Về chính sách phát triển

  • Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng.
  • Doanh nghiệp xã hội được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, cung cấp các dịch vụ công do nhà nước tài trợ, đặt hàng theo quy định của pháp luật.
  • Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, hỗ trợ và tạo sự thuận lợi trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật
  • Được huy động và nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp khác, tổ chức Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp xã hội không được sử dụng các khoản tài trợ cho mục đích khác.
  • Doanh nghiệp xã hội được hưởng mức cao nhất của các chính sách ưu đãi đầu tư và chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với những hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường và lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật
  • Doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài, được tiếp nhận bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường  và được tiến hành theo trình tự thủ tục do luật định.
  • Cán bộ, công chức không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ, đặt ra thêm các thủ tục, điều kiện ngoài quy định và có hành vi gây khó khăn, phiền hà đối với tổ chức, cá nhân trong tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp.

4.2. Về thuế:

  • Hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) 
  • Hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động
  • Được kéo dài thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi thêm không quá 15 năm đối với dự án đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư.
  • Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp  theo  và được giảm thuế trong một số trường hợp như: Doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số, doanh nghiệp thực hiện linh vực ưu tiên chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn có điều kiện inh tế khó khăn, doanh nghiệp có lao động nữ .

Royallaw tổng hợp

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khách hàng tiêu biểu