Bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Tình huống:

Tôi ở Phan Thiết (Bình Thuận) gia đình tôi và các hộ gia đình ở đây đã có nhiều năm làm nghề nước mắm, có tiếng sản xuất nước mắm ngon và được nhiều người biết đến, nhưng có một công ty tại Sài Gòn đã mua rất nhiều nước mắm tại cơ sở địa phương tôi và đã đóng chai, bán ra thị trường tiêu dùng và ghi tên nhãn hiệu dành cho công ty đó, khiến tôi rất bức xúc, vì rằng nước mắm đó là do công sức của người dân địa phương chúng tôi sản xuất ra, nhưng bây giờ họ lại ghi tên nhãn mác và mang thương hiệu dành cho công ty đó.
Xin Luật sư hãy cho tôi biết tôi nên làm gì bây giờ, để có thể bảo vệ được quyền lợi cho chúng tôi?

Luật sư tư vấn:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009) ( Luật SHTT).

2. Bạn có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người dân địa phương bạn bằng các biện pháp sau đây:

Theo quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật SHTT thì: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.”

Theo như bạn cung cấp thông tin đến cho chúng tôi, nước mắm Phan Thiết ( Bình Thuận ), đó là một loại nước mắm ngon và được nhiều người biết đến, đã có nhiều năm làm nghề nước mắm và có nguồn gốc từ địa phương bạn, do đó theo những quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ về chỉ dẫn địa lý thì đây là một chỉ dẫn địa lý ở địa phương bạn và đã được  nhà nước trao cho địa phương bạn sản xuất và bán ra thị trường. Hành vi của một Công ty tại Sài Gòn đã vi phạm các đến chỉ dẫn địa lý (cụ thể ở đây là mặt hàng nước mắm), do đó bạn có thể bảo vệ quyền và lợi ích của mình bằng các biện pháp sau đây:

Tại Khoản 1 Điều 199 Luật SHTT quy định về Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, theo đó: “Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.”

Cụ thể, với hành vi của công ty tại Sài Gòn (đóng chai, bán ra thị trường tiêu dùng và ghi tên nhãn hiệu dành cho công ty), thì bạn và người dân địa phương bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

Biện pháp dân sự: Theo quy định tại Điều 202 Luật SHTT thì bạn có thể sử dụng bằng các biện pháp dân sự sau đây:

– Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

– Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

–  Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

–  Buộc bồi thường thiệt hại;

–  Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với nước mắm, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh nước mắm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây được áp dụng đối với nước mắm bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh nước mắm đó:

–  Thu giữ

–  Kê biên;

–  Niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển;

–  Cấm chuyển dịch quyền sở hữu.

Biện pháp hành chính: Tại Điều 214 Luật SHTT các biện pháp hành chính mà bạn có thể áp dụng đó chính là:

– Cảnh cáo

– Phạt tiền
Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm của Công ty tại Sài Gòn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, còn có thể áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

+) Tịch thu nước mắm giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh nước mắm giả mạo về sở hữu trí tuệ;

+)  Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.

Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu công ty tại Sài Gòn yêu cầu Công ty đó: Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với nước mắm giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;

Biện pháp xử phạt hình sự: Theo quy định tại Điều 212 Luật SHTT đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty tại Sài Gòn có thể bị xử lý hình sự, nếu như:  Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL – UY TÍN TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT

Website: http://royallaw.vn

Địa chỉ: Phòng 802, Tòa nhà HH2 – Bắc Hà, Phố Tố Hữu, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Fanpage: https://facebook.com/royallawfirm

Hotline: 0989.337.688

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khách hàng tiêu biểu