Doanh nghiệp cần phải làm gì để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?
Doanh nghiệp cần phải làm gì để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?
Doanh nghiệp cần phải làm gì để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?
Từ trước đến nay, vấn đề hàng giả, hàng nhái luôn là một vấn đề nhức nhối trong xã hội, không chỉ riêng với công ty, doanh nghiệp mà cả người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Vi thế, trong những năm gần đây, đặc biệt là trong thời kì hội nhập, Đảng và nhà nước ta bắt đầu nâng cao công tác đấu tranh phòng chống vấn nạn ăn cắp bản quyền (ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ).
Doanh nghiệp cần phải làm gì để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?
Từ trước đến nay, vấn đề hàng giả, hàng nhái luôn là một vấn đề nhức nhối trong xã hội, không chỉ riêng với công ty, doanh nghiệp mà cả người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Vi thế, trong những năm gần đây, đặc biệt là trong thời kì hội nhập, Đảng và nhà nước ta bắt đầu nâng cao công tác đấu tranh phòng chống vấn nạn ăn cắp bản quyền (ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ). Tuy là vậy, nhưng khổng chỉ mỗi nhà nước ta phòng trống, đấu tranh; mà đối với các doanh nghiệp, công ty, cũng cần phải nâng cao bảo vệ, chủ động phòng tránh vấn nạn bản quyền sở hữu trí tuệ nhằm bảo đảm lợi nhuận chủa công ty và bảo vệ lòng tin của người tiêu dùng.
Tính tới thời điểm hiện tại, các cuộc xâm phạm sở hữu trí tuệ đang gia tăng nhiều so với các năm trước (theo bộ Công nghệ và khoa học ước tính thì có ít nhất 32.474 vụ xâm phạm, chưa kể các vụ chưa xử lý được). Các vụ xâm phạm này, không chỉ ảnh hưởng vi mô là ảnh hưởng xấu đến uy tín công ty, đến sức khỏe, lòng tin của khách hàng, mà còn có cả ảnh hưởng vĩ mô: ảnh hưởng nặng nề tới uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế, nhất là trong thời kì hội nhập thì ảnh hưởng vĩ mô của vấn đề này vô cùng to lớn.
Mặc dù nước ta luôn cố gắng phòng tránh, diệt trừ các sản phẩm hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng nhưng vẫn không thể nào hết được, thực trạng sản phẩm nhái, giả, kém chất lượng vẫn nhan nhản trên thị trường tạo nên tâm lý khi mua hàng của khách hàng, khi có tới hơn 31 sản phầm, ngành hàng (tính đền hiện tại) bị “sao chép”, làm giả, với hơn 41.000 vụ việc vi phạm bị phát hiện, thu nộp ngân sách trên 186 tỷ đồng. Theo quy định hiện hành tại Việt Nam, mức phạt cao nhất đối với doanh nghiệp ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ là 500 triệu và 250 triệu nếu đối tượng vi phạm là hộ gia đình, tuy nhiên, đối với các công ty, doanh nghiệp, mức xử phạt này vẫn còn quá “nhẹ”, chủ yếu vẫn là xử phạt hành chính, khiến các doanh nghiệp ăn cắp sở hữu bản quyền được nước lấn tới, gây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế nước nhà.
Với sự hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây, các sản phẩm ngoại nhập có vị thế đứng trên hẳn các mặt hàng nội địa, thì các doanh nghiệp nội địa tại Việt Nam cần phải chú ý hơn nhiều trong việc đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng sáng chế, bằng sở hữu trí tuệ,…để có thể đứng ngang hàng với các sản phảm ngoại nhập, tạo tiền đề cho nền kinh tế Việt Nam phát triển ngang với các nước trong khu vực.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL – UY TÍN TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT
Website: http://royallaw.vn
Địa chỉ: Phòng 802, Tòa nhà HH2 – Bắc Hà, Phố Tố Hữu, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Fanpage: https://facebook.com/royallawfirm
Hotline: 0989.337.688
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.