TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ, HÀNG KÉM CHẤT LƯỢNG

TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ, HÀNG KÉM CHẤT LƯỢNG

Ngày nay khi nền kinh tế thị trường ngày càng chú trọng, nhà nước cũng có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ trên nhiều mặt nhằm thúc đẩy kinh doanh, buôn bán, phát triển đất nước. Việc này đem đến nhiều tác động tích cực, tuy nhiên cũng lợi dụng vào điểm này mà thị trường Việt Nam gần đây đối diện nhiều vấn nạn, điển hình nhất là xuất hiện nhiều hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Đây là loại tội phạm nguy hiểm, nếu không kịp thời xử lý sẽ mang đến hậu quả không thể lường trước được.

Quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hàng giả gồm:

“- Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

– Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

– Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 Luật Dược 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 Luật Dược 2016;

– Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;

– Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn:

+ Giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa;

+ Giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác;

+ Giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.

– Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả”.

Tùy theo tính chất, mức độ hành vi vi phạm mà các đối tượng thực hiện hành vi bán hàng giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, hành vi sản xuất, buôn bán các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn, chứng từ, hàng hết hạn sử dụng, hàng nhái, hàng kém chất lượng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì được xử lý hành chính theo Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như: Tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm…

Đối với hành vi sản xuất, buôn bán, kinh doanh hàng giả đến mức phải xử lý theo Luật Hình sự, sẽ bị xử lý theo các tội danh quy định trong Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể gồm các tội như:

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192);

– Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193);

– Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194);

– Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 195).

Tùy theo mức độ phạm tội, xét từ góc độ giá trị hàng giả, Giá trị hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng; và hành vi, thủ đoạn như Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại; và hậu quả mà có những mức phạt. Hình phạt nhẹ nhất là phạt tiền và cao nhất phạt tù đến 20 năm tù.

 

 


Mọi thông tin yêu cầu tư vấn vui lòng liên hệ:

⚖️ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL – Royal law firm

📩Email: vplsroyal@gmail.com

🌏 Website: https://royallaw.vn/

☎️ Hotline: 0989 337 688

Văn phòng Hà Nội:

☎️Điện thoại: (84-24) 3512 2931

🏢Địa chỉ: Tầng 8, P.802 tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 phố Tố Hữu, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Văn phòng thành phố Hồ Chí Minh:

☎️ Điện thoại: (84-28) 2213 5775

🏢Địa chỉ: Lầu 4, tòa nhà Halo Building, số 10 Phan Đình Giót, phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

Khách hàng tiêu biểu