GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Trong điều kiện kinh tế phát triển và sự hội nhập quốc tế được thúc đẩy mạnh mẽ như hiện nay, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói riêng cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Tuy đã được Nhà nước thay đổi về luật thừa kế theo di chúc và theo pháp luật nhưng vẫn còn tồn tại những bất cập của luật thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài. Bài viết này sẽ giúp Quý bạn đọc đi sâu vào tìm hiểu về các quy định của vấn đề này.
Thế nào là thừa kế có yếu tố nước ngoài?
Thừa kế có yếu tố nước ngoài là vấn đề phân chia di sản thừa kế có đương sự là người nước ngoài hoặc tài sản thừa kế đang ở nước ngoài. Nói cách khác, thừa kế có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là quan hệ có một trong ba yếu tố sau:
• Chủ thể: Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
• Sự kiện pháp lý: Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
• Khách thể: Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ thừa kế đó ở nước ngoài.
Do đó, yếu tố nước ngoài ở đây bao gồm cả người để lại di sản và người thừa kế di sản. Tài sản thừa kế cũng bao gồm tài sản thừa kế trong nước và ngoài nước. Các tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài thường xoay quanh các vấn dề như xác định người thừa kế, di sản thừa kế, hàng thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế hay người quản lý tài sản thừa kế.
Các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài bao gồm:
• Người để lại tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
• Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
• Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ thừa kế là theo pháp luật nước ngoài;
• Tài sản thừa kế ở nước ngoài.
Giải quyết tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài
Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết. Đối với tài sản là bất động sản thì việc thừa kế được thực hiện theo pháp luật của nơi có bất động sản căn cứ quy định tại Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015. Có 02 hình thức thừa kế theo pháp luật Việt Nam:
– Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
Để việc thừa kế theo di chúc được thực hiện thì điều quan trọng là di chúc đó phải có hiệu lực. Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 681 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
• Năng lực lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc phải tuân thủ theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân;
• Hình thức của di chúc phải được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập.
Như vậy, nếu công dân Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài phải tuân thủ theo quy định của pháp luật nước ngoài về hình thức của di chức và ngược lại, nếu công dân nước ngoài lập di chúc tại Việt Nam thì hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật Việt Nam.
– Thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
Thừa kế theo pháp luật trong trường hợp có yếu tố nước ngoài dựa vào nguyên tắc bất cứ loại tài sản nào cũng phải tuân theo pháp luật nước sở tại:
• Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết;
• Đối với bất động sản, quyền thừa kế phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó;
• Trong trường hợp di sản không có người thừa kế là bất động sản thì thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản đó;
• Di sản không có người thừa kế là động sản thì thuộc về Nhà nước nơi người để lại sản sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.
Nếu người để lại di sản thừa kế không có di chúc hoặc di chức không có hiệu lực thì thừa kế được chia theo hàng thừa kế tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015:
• Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
• Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
• Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn vui lòng liên hệ:
⚖️ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL – Royal law firm
📩Email: vplsroyal@gmail.com
🌏 Website: https://royallaw.vn/
☎️ Hotline: 0989 337 688
Văn phòng Hà Nội:
☎️Điện thoại: (84-24) 3512 2931
🏢Địa chỉ: Tầng 8, P.802 tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 phố Tố Hữu, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Văn phòng thành phố Hồ Chí Minh:
☎️ Điện thoại: (84-28) 2213 5775
🏢Địa chỉ: Lầu 4, tòa nhà Halo Building, số 10 Phan Đình Giót, phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh