CẢN TRỞ KẾT HÔN DƯỚI GÓC NHÌN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Việc kết hôn là sự tự nguyện quyết định của cả hai người. Vậy trong một số trường hợp cha, mẹ hoặc người khác tìm mọi cách cản trở việc kết hôn thì đây có phải hành vi vi phạm pháp luật không?

Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.”
Cản trở kết hôn là một trong những hành vi bị cấm theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình:
 “2. Cấm các hành vi sau đây:
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;”
Hành vi cản trở kết hôn có thể bị xử phạt hành chính. Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về việc Xử phạt hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.”
Như vậy, hành vi cản trở kết hôn có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Trong trường hợp hành vi cản trở kết hôn đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn tiếp tục vi phạm thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015, quy định về Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện như sau:
“Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”
Như vậy, hành vi cản trở Việc kết hôn có thể bị xử lý hình sự với mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm. Cản trở kết hôn là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất và mức độ của hành vi thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền tối đa là 5.000.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù lên đến 03 năm.

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn vui lòng liên hệ:
⚖️ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL – Royal law firm
?Email: vplsroyal@gmail.com
☎️ Hotline: 0989 337 688
Văn phòng Hà Nội:
☎️Điện thoại: (84-24) 3512 2931
?Địa chỉ: Tầng 8, P.802 tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 phố Tố Hữu, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Văn phòng thành phố Hồ Chí Minh:
☎️ Điện thoại: (84-28) 2213 5775
?Địa chỉ: Lầu 4, tòa nhà Halo Building, số 10 Phan Đình Giót, phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

Khách hàng tiêu biểu