Thủ tục cấp giấy phép Kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi
Thủ tục cấp giấy phép Kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi
I. ĐIỀU KIỆN ĐỂ KINH DOANH
Đơn vị kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh:
a) Có phương án kinh doanh, trong đó bảo đảm thời gian thực hiện hành trình chạy xe, thời gian bảo dưỡng, sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật của xe;
b) Có đủ số lượng phương tiện thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh hoặc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh đối với xe thuê tài chính của tổ chức cho thuê tài chính, xe thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã phải có cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã.
Số lượng phương tiện phải phù hợp với phương án kinh doanh.
c) Còn niên hạn sử dụng theo quy định;
d) Được kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định.
3. Phương tiện phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định
4. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:
a) Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh; lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật; lái xe taxi, lái xe buýt, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải khách, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
b) Đơn vị kinh doanh bố trí đủ số lượng lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phù hợp phương án kinh doanh và các quy định của pháp luật; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 30 (ba mươi) chỗ ngồi trở lên phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng chuyên đưa đón công nhân đi làm tại các khu công nghiệp, đưa đón học sinh và sinh viên đi học).
5. Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (đảm nhận một trong các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã; trưởng bộ phận nghiệp vụ điều hành vận tải) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện:
a) Có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác;
b) Tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 03 (ba) năm trở lên;
c) Bảo đảm và phải chứng minh có đủ thời gian cần thiết để trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.
6. Nơi đỗ xe:
a) Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ diện tích đỗ xe theo phương án kinh doanh;
b) Diện tích đỗ xe của đơn vị có thể thuộc quyền sở hữu của đơn vị hoặc hợp đồng thuê địa điểm đỗ xe;
c) Nơi đỗ xe bảo đảm các yêu cầu về trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường.
7. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải có thêm các điều kiện sau:
a) Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;
b) Đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan quản lý tuyến gồm: chất lượng phương tiện; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên phục vụ; phương án tổ chức vận tải; các quyền lợi của hành khách; các dịch vụ cho hành khách trên hành trình; cam kết thực hiện chất lượng dịch vụ.
Điều kiện áp dụng đối với hình thức kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi:
Về phương tiện:
– Có sức chứa ≤ 09 (chín) chỗ ngồi (kể cả người lái xe)
– Niên hạn sử dụng: ≤ 12 năm.
– Niêm yết:
+ Hai bên thành xe: tên và số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Trong xe: bảng giá cước tính tiền theo ki – lô – mét, giá cước tính tiền cho thời gian chờ đợi và các chi phí khác (nếu có) mà hành khách phải trả.
– Hai bên cánh cửa xe có sơn biểu trưng (logo) của doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Có đồng hồ tính cước đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm định và kẹp chì.
– Có hộp đèn với chữ “TAXI” gắn trên nóc xe.
II. THÀNH PHẦN HỒ SƠ GỒM
– Giấy đề nghị cấp giấy phép (theo mẫu);
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải;
– Phương án kinh doanh;
– Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông;
– Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đơn vị đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO gửi bản sao giấy chứng nhận);
– Một số giấy tờ khác, tài liệu khác (đối với từng loại hình dịch vụ kinh doanh vận tải cụ thể).
III. CÁC TÀI LIỆU/HỒ SƠ KHÁCH HÀNG CẦN CUNG CẤP
- Bản sao GCN đăng ký kinh doanh;
- Các giấy tờ tài liệu hợp pháp liên quan đến phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật;
Hợp đồng thuê địa điểm đỗ xe (đối với từng loại hình dịch vụ kinh doanh vận tải cụ thể);
- Các tài liệu, bằng cấp liên quan đến người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp;
- Một số giấy tờ khác, tài liệu khác (đối với từng loại hình dịch vụ kinh doanh vận tải cụ thể).
IV. CÁC CÔNG VIỆC LUẬT SƯ DỰ KIẾN THỰC HIỆN
- Soạn thảo và lập hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô cho doanh nghiệp (theo mỗi loại hình kinh doanh vận tải cụ thể) tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Lập phương án kinh doanh theo quy định của pháp luật phù hợp với mục đích kinh doanh của doanh nghiệp;
- Tìm kiếm và ký kết hợp đồng với một đối tác có địa điểm cho thuê bãi đỗ xe, sau đó soạn thảo và công chứng hợp đồng thuê theo quy định (nếu doanh nghiệp yêu cầu);
- Tìm kiếm người có đủ điều kiện trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải (nếu doanh nghiệp yêu cầu);
- Các công việc phát sinh khác.
V. THỜI GIAN THỰC HIỆN
– Thời gian thực hiện dịch vụ:
Để biết thêm chi tiết xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL
Phòng 802 – tòa nhà HH2-Bắc Hà, phố Tố Hữu, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: 024. 3512 2931 – 6294 0932 Fax: 024. 35122930
Email: vplsroyal@gmail.com Website: www.royallaw.vn
Hotline: 0989337688