Dịch vụ luật sư tư vấn thủ tục cấp lại Giấy phép lao động cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Dịch vụ luật sư tư vấn thủ tục cấp lại Giấy phép lao động cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có Giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Trong trường hợp mất, hư hỏng hoặc hết thời hạn, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện thủ tục xin cấp lại Giấy phép lao động cho người lao động.
1.Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
Các giấy tờ đối với người lao động nước ngoài:
a) Đối với trường hợp cấp lại giấy phép lao động theo quy định tại điểm a bước 1 của trình tự thực hiện phải có bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật và giấy phép lao động đã được cấp (trừ trường hợp bị mất);
b) Đối với trường hợp cấp lại giấy phép lao động theo quy định tại điểm b bước 1 của trình tự thực hiện phải có giấy phép lao động đã được cấp (trừ trường hợp bị mất) còn thời hạn ít nhất 05 ngày, nhưng không quá 15 ngày, trước ngày giấy phép lao động đã được cấp hết hạn; giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ y tế; văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài và một trong các giấy tờ sau:
-Văn bản của phía nước ngoài cử người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
– Hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
– Hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài hoặc văn bản chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục đàm phán cung cấp dịch vụ tại Việt Nam;
– Giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc tại tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
– Văn bản của một nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
– Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
Các giấy tờ quy định tại Điểm này là 01 bản chính hoặc 01 bản sao, nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2. Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ
a) Đối với trường hợp cấp lại giấy phép lao động có giấy phép lao động bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động như họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số hộ chiếu; địa điểm làm việc:
– Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài phát hiện giấy phép lao động bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì người lao động nước ngoài có trách nhiệm báo cáo người sử dụng lao động;
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người sử dụng lao động nhận được báo cáo của người lao động nước ngoài, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đã cấp giấy phép lao động đó.
b) Đối với trường hợp cấp lại giấy phép lao động do giấy phép lao động hết hạn:
Trước ít nhất 05 ngày nhưng không quá 15 ngày, trước ngày giấy phép lao động hết hạn, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đối với người lao động nước ngoài thực hiện hợp đồng lao động, sau khi người lao động nước ngoài được cấp lại giấy phép lao động, người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động. Nội dung hợp đồng lao động không được trái với nội dung ghi trong giấy phép lao động đã được cấp lại.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết và bản sao giấy phép lao động đã được cấp lại đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp lại giấy phép lao động đó.
Bước 3: Doanh nghiệp, tổ chức nộp lệ phí và nhận giấy phép tại Sở Lao động – Thương binh và xã hội.
3.Thời hạn giải quyết
Thủ tục cấp lại Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
4.Cơ quan thực hiện
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL – UY TÍN TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT
Website: http://royallaw.vn
Địa chỉ: Phòng 802, Tòa nhà HH2 – Bắc Hà, Phố Tố Hữu, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Fanpage: https://facebook.com/royallawfirm
Hotline: 0989.337.688
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.