VI PHẠM BẢN QUYỀN TRUYỀN HÌNH TỪ HÀNH VI “PHÁT SÓNG LẬU”
Những ngày vừa qua, những người hâm mộ bóng đá châu lục dường như đang sục sôi trong không khí của mùa giải bóng đá lớn nhất châu lục này. Đội tuyển Olimpic Việt nam đang từng bước tiến sâu vào vòng trong và làm ấm lòng người hâm mộ việt. Tuy nhiên, bên cạnh việc cả nước đang sục sôi trong không khí của giải bóng đá nam ASIAD 2018 thì vấn đề “xem trộm”, “phát tán trộm” các trận đấu giứa các đội tuyển của các quốc gia trong châu lục tại Việt Nam cũng là vấn đề đang báo động. Vậy, việc Việt Nam không mua được bản quyền bóng đá cho giải ASIAD 2018 dẫn đến tình trạng các trang mạng, các web phát tán dường link xem lậu cho người dân có vi phạm quy định của pháp luật?Việc xử lý đối với các hành vi vi phạm này ra sao?
Hành vi vi phạm bản quyền phát sóng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2013) và các văn bản hướng dẫn thi hành, các chương trình truyền hình là một dạng tác phẩm và được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả và quyền liên quan.
Chủ sở hữu của các chương trình này là các nhà đài sẽ có quyền tài sản, có nghĩa là độc quyền khai thác các chương trình này trên mọi phương tiện truyền thông.
Theo quy định tại Điều 35 Luật Sở Hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đối bổng sung năm 2013) thì các hành vi vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan đối với chương trình truyền hình được hiểu như sau:
- Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng
- Sao chép, phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
Các biện pháp xử lý hành vi vi phạm:
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2013) cũng đã quy định các biện pháp để xử lý trường hợp vi phạm . Theo đó, tại quy định của Điều 199 thì hành vi vi phạm bản quyền của tổ chức, cá nhân như phát tán chương trình truyền hình trên Internet có thể bị xử phạt hành chính, dân sự hay hình sự tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
Thứ nhất: Biện pháp hành chính. Biện pháp này được hướng dẫn tại Nghị định 28/2017, theo đó mức xử phạt tối đa với hành vi vi phạm quyền tác giả trong lĩnh vực này như sau:
"Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng. Về biện pháp hình sự, hiện nay theo quy định tại điều 225 bộ luật hình sự 2015 thì tổ chức và cá nhân có hành vi xâm pham quyền và thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đã có thể bị xử lý hình sự và có thể bị phạt tù đến 5 năm. Đối với pháp nhân thương mại thì có thể bị thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm. Ngoài ra chủ thể quyền còn có thể khởi kiện ra toà để yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và yêu cầu bồi thường thiệt hại mà hành vi vi phạm trên Internet gây ra. Như thiệt hại về doanh thu quảng cáo...".
Muốn áp dụng biện pháp này thì chủ thể quyền phải cung cấp chứng cứ vi phạm và có phần tính toán thiệt hại thực tế.
Thứ hai: Biện pháp dân sự: Biện pháp này được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.
Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Thứ ba: Biện pháp hình sự. Biện phá này được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Đăng bởi Admin.