Thành lập trung tâm dạy nghề trang điểm, làm móng
1. Điều kiện cấp giấy phép
Doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh ngành nghề liên quan đến đào tạo, dạy nghề trang điểm, vẽ móng;
Có quyết định thành lập trung tâm dạy nghề và bổ nhiệm Giám đốc trung tâm của công ty;
Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy đảm bảo ở mức bình quân ít nhất là 04 m²/người học; Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/hợp đồng thuê địa điểm trung tâm dạy nghề;
Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 15 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo.
Có chương trình dạy nghề chi tiết; giáo trình, tài liệu phù hợp, Quy chế tuyển sinh, chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp. Thời gian học là từ 3 tháng đến dưới 1 năm.
Có mẫu hợp đồng học nghề; mẫu chứng chỉ sơ cấp nghề;
Giám đốc trung tâm dạy nghề phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây: Có phẩm chất, đạo đức tốt; Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên; Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý; Đủ sức khoẻ theo quy định
Giáo viên dạy nghề: Giáo viên dạy lý thuyết trình độ sơ cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên; giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao; Có chứng chỉ sư phạm dạy nghề hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật)
2. Thành phần hồ sơ
Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề
Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp kèm theo các minh chứng
Bản sao điều lệ hoặc quy chế tổ chức, hoạt động.
Quy chế hoạt động của trung tâm
Hợp đồng dạy nghề
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao)
Chương trình giảng dạy; giáo trình và tài liệu;
Hợp đồng lao động ký với mỗi nhân viên, giáo viên, người đứng đầu trung tâm (nếu là người được thuê)
Giấy khám sức khỏe và sơ yếu lý lịch có xác nhân của cơ quan có thẩm quyền của người đứng đầu trung tâm và các nhân viên, giáo viên;
Bằng cấp (từ trung cấp nghề trở lên), chứng chỉ dạy nghề/ bằng đại học sư phạm dạy nghề của người đứng đầu trung tâm nhân viên, giáo viên phù hợp với vị trí làm việc;
Bằng cấp (từ cao đảng trở lên), chứng chỉ đã qua lớp bồi dướng quản lý của người đứng đầu trung tâm;
Hợp đồng thuê văn phòng nếu là đi thuê/Giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp;
Chứng chỉ sơ cấp nghề;
3. Các tài liệu/hồ sơ khách hàng cần cung cấp;
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao)
Chương trình giảng dạy; giáo trình và tài liệu;
Giấy khám sức khỏe và sơ yếu lý lịch có xác nhân của cơ quan có thẩm quyền của người đứng đầu trung tâm và các nhân viên, giáo viên;
Bằng cấp (từ trung cấp nghề trở lên), chứng chỉ dạy nghề/ bằng đại học sư phạm dạy nghề của người đứng đầu trung tâm nhân viên, giáo viên phù hợp với vị trí làm việc;
Bằng cấp (từ cao đảng trở lên), chứng chỉ đã qua lớp bồi dướng quản lý của người đứng đầu trung tâm;
Hợp đồng thuê văn phòng nếu là đi thuê/Giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp;
Chứng chỉ sơ cấp nghề;
4. Các công việc Luật sư dự kiến thực hiện
Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề
Báo cáo thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề;
Quyết định thành lập trung tâm dạy nghề và bổ nhiệm Giám đốc trung tâm;
Quy chế hoạt động của trung tâm
5. Thời gian thực hiện dịch vụ:
Đăng bởi Admin.