Quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
  • Ngày đăng: 24-10-2016

NGHỊ ĐỊNH

Quy định xử phạt vphạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

__________________________

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009 (sau đây gọi chung là Luật Sở hữu trí tuệ);

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Cạnh tranh ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vphạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị đnh này quy định về các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thủ tục nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm; thẩm quyền, thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xử lý vi phạm; thẩm quyền xử phạt và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Điều 2. Quy định về mức phạt tiền tối đa, thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức

1. Mức phạt tiền đối với các hành vi quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 250.000.000 đồng.

Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.

2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các Điều từ 16 đến 21 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.

Điều 3. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả

1. Đối với mỗi hành vvi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; thẻ giám định viên; giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hành nghề giám định từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành;

c) Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.

3. Ngoài các hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh và tiêu hủy yếu tố vi phạm; buộc thay đổi thông tin tên miền hoặc trả lại tên miền; buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp;

b) Buộc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp;

c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa;

d) Buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm gắn trên tang vật, phương tiện vi phạm đó; hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm khác mang yếu tố vi phạm; văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận hoặc tài liệu khác bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc giả mạo;

đ) Buộc sửa đổi, bổ sung chỉ dẫn về sở hữu công nghiệp;

e) Buộc cải chính công khai đối với các hành vi chỉ dẫn sai về quyền sở hữu công nghiệp;

g) Buộc thu hồi tang vật, phương tiện vi phạm bị tẩu tán;

h) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán hoặc tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

Điều 4. Xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm

1. Việc xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt được áp dụng dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên quy định tại Khoản 2 Điều 60 của Luật Xử lý vi phạm hành chính như sau:

a) Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu;

b) Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương; trường hợp không có thông báo giá thì giá theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính;

c) Giá thành của hàng hóa vi phạm nếu là hàng hóa chưa xuất bán.

2. Đối với tang vật là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu theo quy định tại Khoản 2 Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ thì giá trị hàng hóa đó được xác đnh như giá trị hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp không thể áp dụng các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này để xác định giá trị tang vật là hàng hóa, dịch vụ vi phạm làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm và thành lập Hội đồng định giá theo quy định tại Khoản 3 Điều 60 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Mục 1

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Điều 5. Vi phạm quy định về thủ tục xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, ty xóa làm sai lệch nội dung văn bằng bảo hộ hoặc tài liệu chứng minh quyền sở hữu công nghiệp.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, chứng cứ sai lệch trong quá trình thực hiện một trong các thủ tục sau đây:

a) Tiến hành các thủ tục xác lập, công nhận, chứng nhận, sửa đổi, duy trì, gia hạn, yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;

b) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo giấy tờ để thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy giấy tờ, tài liệu giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

Điều 6. Vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Chỉ dẫn sai về đối tượng, yếu tố được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;

b) Chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;

c) Chỉ dẫn sai hoặc không ghi chỉ dẫn về hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc cải chính công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này;

c) Buộc sửa đổi, bổ sung chỉ dẫn đối vi hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.

Điều 7. Vi phạm quy định về đại diện sở hữu công nghiệp

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp khi có thay đổi về tên, địa ch, tư cách pháp lý của đại diện sở hữu công nghiệp, thay đổi liên quan đến bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền đại diện shữu công nghiệp;

b) Không thông báo hoặc thông báo không trung thực các khoản, các mức phí và lệ phí dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

c) Không thực hiện thủ tục xóa tên trong Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp khi chấm dứt hoạt động ở tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp;

d) Không làm lại thủ tục ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp khi hoạt động ở tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp khác.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đồng thời là đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp;

b) Rút đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ, tuyên bố từ bỏ bảo hộ, rút đơn khiếu nại hoặc thực hiện các hành vi khác trong xác lập quyền sở hữu công nghiệp mà không được phép của bên ủy quyền đại diện;

c) Không thông báo, cung cấp nội dung yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp cho bên ủy quyền đại diện;

d) Không giao văn bằng bảo hộ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu công nghiệp, giấy chứng nhận và các quyết định khác cho bên ủy quyền đại diện trong thời hạn do pháp luật quy định mà không có lý do chính đáng;

đ) Không thực hiện và không trả lời nội dung yêu cầu của cơ quan nhà nước có thm quyền về xác lập, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp mà không có lý do chính đáng;

e) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;

g) Cố ý tư vn, thông báo sai về các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp, thông tin hoạt động sở hữu công nghiệp;

h) Cố ý cản trở việc xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người có quyền và lợi ích liên quan;

 

 

Đăng bởi Admin.

Dịch vụ liên quan

CƠ QUAN NÀO CÓ THẨM QUYỀN CHỐNG HÀNG GIẢ

Ngày đăng: 10-11-2016

VI PHẠM BẢN QUYỀN TRUYỀN HÌNH TỪ HÀNH VI “PHÁT SÓNG LẬU”

Ngày đăng: 21-08-2018
Hotline: 0989 337 688
Zalo: 0989 337 688
0989 337 688