HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT 2

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT 2

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT 2

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT 2
  • Ngày đăng: 25-06-2020

 

Câu 1: Con có được hưởng thừa kế khi bố mẹ không ĐKKH?

Chị Nguyễn Thanh Hương (Trấn Yên, Yên Bái) hỏi:

Tôi sinh sống không có hôn thú với ông Trần Văn B và có hai con (cháu lớn năm nay 16 tuổi, cháu bé 14 tuổi). Tháng 8/2017, ông B mất có để lại di chúc cho toàn bộ tài sản trị giá khoảng 1,5 tỉ đồng cho người vợ trước và 2 con chung của họ. Tôi đã yêu cầu vợ trước của chồng tôi chia thừa kế cho con tôi nhưng không được chấp nhận. Vậy pháp luật có bảo vệ quyền được hưởng thừa kế của hai con tôi không?

Trả lời

- Thứ nhất,  pháp luật dân sự không phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú hay ngoài giá thú đối với di sản của cha/mẹ để lại. Vì vậy, nếu bà có đầy đủ cơ sở để chứng minh hai người con của bà là con của người chồng bà sinh sống không có hôn thú thì hai người này vẫn được pháp luật bảo vệ quyền được hưởng thừa kế. Khi đó, con của bà được coi là con đẻ của chồng bà. Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 về hàng thừa kế theo pháp luật thì con bà thuộc diện hàng thừa kế thứ nhất.

- Thứ hai, theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó (trừ khi họ là những người từ chối hưởng di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản). Như vậy, hai con bà đều dưới 18 tuổi, là hai con chưa thành niên nên theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015  thì cho dù chồng bà để lại di chúc nhưng không chia tài sản cho con bà thì con bà vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Như vậy, nếu không thỏa thuận được, bà có thể khởi kiện tại tòa án nhân dân huyện nơi cư trú cuối cùng của chồng bà trước khi chết để đòi quyền thừa kế theo quy định cho con của mình.

Câu 2: Nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Bạn Nông Văn Thanh tại Sapa, Lào Cai có hỏi:

Tôi là một công Dân của Mỹ nhưng có quốc tịch của Mỹ và Việt Nam. Tôi có một cháu trai khoảng 5 tuổi con của chị gái, nhưng không may chị đã qua đời khoảng hai năm trước. Bé sinh ra bố đã không có trong giấy khai sinh. Tôi muốn hỏi theo luật của Việt Nam ông bà tức bố mẹ của tôi có thể nhận bé làm con nuôi hay bản thân tôi có thế nhận cháu làm con nuôi được không?

Trả lời:

Căn cứ Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010, để nhận nuôi con nuôi, người nhận nuôi (trường hợp này Anh là chú của người được nhận nuôi) cần đáp ứng đủ các điều kiện như sau:

Thứ nhất, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Thứ hai, có tư cách đạo đức tốt;
Thứ ba, không thuộc các trường hợp cấm nhận con nuôi;

Đối với người được nhận làm con nuôi cần phải đáp ứng điều kiện về tuổi:

Là trẻ em dưới 16 tuổi
Là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Tuy nhiên, Khoản 6 Điều 13 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định về các hành vi bị cấm, Điều này quy định cấm ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

Như vậy theo thông tin Anh cung cấp, ông bà (tức bố mẹ của Anh) không thể nhận bé làm con nuôi. Anh là Chú của cháu bé 5 tuổi, vì vậy anh có quyền nhận nuôi cháu bé, pháp luật khuyến khích và ưu tiên việc chú của người được nhận làm con nuôi nhận cháu làm con nuôi.

Câu 3: Thành lập đại lý vé máy bay cấp 2 có phải đăng ký không?

Bạn Lê Văn Tuyên tại Văn Yên, Yên Bái có hỏi:

Tôi dự định thành lập đại lý bán vé máy bay cấp 2 vậy cho tôi hỏi  có phải làm giấy phép kinh doanh không ?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1, điều 3, nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách thường xuyên độc lập không phải đăng kí kinh doanh thì trong các trường hợp sau, cá nhân hoạt động thương mại sẽ không cần phải đăng kí kinh doanh: 

-Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

-Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

-Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

-Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Như bạn đã trình bày, bạn dự định thành lập một đại lý bán vé máy bay, trường hợp này của bạn không thuộc một trong các trường hợp không phải đăng kí kinh doanh nói trên, vì vậy bạn phải tiến hành các thủ tục đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Đăng bởi Admin.

Dịch vụ liên quan

KIỂM TRA HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH LIỀN KỀ KHI XÂY DỰNG NHÀ Ở

Ngày đăng: 28-11-2019

TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÀ DI SẢN THỪA KẾ

Ngày đăng: 02-12-2019

ĐỐI TƯỢNG THUÊ NHÀ Ở SINH VIÊN

Ngày đăng: 03-12-2019

CẤP LẠI BẢN CHÍNH GIẤY KHAI SINH

Ngày đăng: 04-12-2019

TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Ngày đăng: 09-12-2019

NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI DO SUY GIẢM KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG

Ngày đăng: 09-12-2019
Hotline: 0989 337 688
Zalo: 0989 337 688
0989 337 688