VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và những điều cần biết?
  • Ngày đăng: 21-08-2018

Nhãn hiệu là dấu hiệu có thể nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình không gian ba chiều hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc, có khả năng phân biệt được hàng hóa địch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu vơi hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu hàng hóa, dịch vụ khác.

Vậy đăng ký nhãn hiệu là gì và tại sao chủ sở hữu lại cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình. Việc đăng ký này sẽ được cơ quan có thẩm quyền mà cụ thể là Cục SHTT xét duyệt và đưa ra văn bản chứng nhận.

Lợi ích từ việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

Thứ nhất:  Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là cơ sở pháp lý cho việc xác định chủ sở hữu đối với nhãn hiệu, logo, thương hiệu mà doanh nghiệp đang kinh doanh khi có bất kỳ một sự cạnh tranh nào khác với các đối thủ khác;

Thứ  hai: Ngăn chặn các đối thủ kinh doanh cùng ngành sao chép lại hoặc ăn cắp thương hiệu, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.

Thứ ba: Tạo khả năng phân biệt cho người tiêu dùng về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của bạn với các doanh nghiệp khác có cùng một mặt hàng.

Thứ tư: Ngăn chặn bất kỳ doanh nghiệp nào sử dụng nhãn hiệu mà bạn đã mất công xây dựng để đi đăng ký độc quyền. Tình trạng này xảy ra rất nhiều do nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của bảo hộ nhãn hiệu và bị đối thủ đánh cắp một cách hợp pháp. Khi nhãn hiệu của bạn đã đăng ký nhưng có kẻ xâm phạm thì bạn có quyền khởi kiện và sẽ được pháp luật bảo vệ, được yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Thứ năm: Khi doanh nghiệp đang trên đà phát triển thì nhãn hiệu đã được đăng ký độc quyền sẽ là công cụ để gặt hái lợi nhuận từ việc quảng bá và tiếp thị sản phẩm. Bởi nhãn hiệu đối với người tiêu dùng chính là đại diện cho hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, chỉ cần nhìn vào nhãn hiệu là nhận biết được sản phẩm này thuộc hãng nào.

Ngoài ra nhãn hiệu độc quyền sẽ giúp doanh nghiệp có một thương hiệu riêng trên thị trường và còn nhiều lợi ích khác nữa.

Làm thế nào để phát hiện ra trường hợp xâm phạm nhãn hiệu?

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì các hành vi sau được xem là xâm phạm nhãn hiệu:

  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
  • Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

1.Gửi thông báo, yêu cầu dừng hành vi vi phạm.

Ngay khi phát hiện vi phạm đối với nhãn hiệu của mình, chủ sở hữu có thể tự mình hoặc ủy quyền cho Văn phòng Luật sư Royal  thực hiện gửi thông báo bằng văn bản; email hoặc điện thoại cho đơn vị vi phạm nhằm mục đích: Thông báo về hành vi vi phạm hay dấu hiệu vi phạm đang xảy ra? Yêu cầu chấm dứt và dừng ngay hành vi vi phạm. Cảnh báo về các hậu quả có thể xảy ra?

Trong trường hợp này, lựa chọn tốt nhất của chủ sở hữu là lựa chọn hình thức văn bản để thông báo. Vì đây có thể sẽ là căn cứ, bằng chứng giúp bạn xử lý vi phạm trong giai đoạn đơn vị kia cố tình và tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm.

2. Biện pháp xử lý hành chính

Khi phát hiện có các hành vi xâm phạm nhãn hiệu của mình, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Ví dụ: Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Cảnh sát kinh tế hoặc cơ quan Quản lý thị trường…) áp dụng những biện pháp xử phạt hành chính (như phạt tiền, buộc loại bỏ các yếu tố vi phạm, tịch thu hàng hóa vi phạm, phương tiện, công cụ sản xuất…).

Căn cứ pháp lý: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính ở lĩnh vực sở hữu công nghiệp được quy định tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

3. Biện pháp dân sự

Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền khởi kiện vụ án dân sự nhằm yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền có thể ra phán quyết về việc buộc bên xâm phạm nhãn hiệu phải thực hiện các việc như sau :

– Chấm dứt hành vi xâm phạm;

– Xin lỗi cải chính công khai;

– Thực hiện nghĩa vụ dân sự;

– Bồi thường thiệt hại;

– Tiêu hủy, phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm vào mục đích thương mại: Đối với hàng hóa, nguyên vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (với điều kiện là không được làm ảnh hưởng tới khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ)

4. Nhóm biện pháp hình sự

Nhóm các biện pháp hình sự được áp dụng đối với bất  kỳ người nào có ý thực hiện các hành vi xâm phạm nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô lớn, mang tính thương mại. Khi phát hiện có những dấu hiệu tội phạm xâm phạm về quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức được chủ sở hữu nhãn hiệu ủy quyền có thể nộp đơn yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý

5. Kiểm soát hàng hóa được nhập khẩu có liên quan đến sở hữu trí tuệ

Biện pháp tạm dừng làm các thủ tục về hải quan được tiến hành theo yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam, nhằm thực hiện công việc thu thập các thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền  sở hữu trí tuệ thực hiện yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc những biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm.

Một lưu ý nhỏ đối với các đơn vị xử lý vi phạm: Trước khi bắt đầu tiến hành xử lý vi phạm, chủ sở hữu cần chuẩn bị hồ sơ và căn cứ xác lập quyền sở hữu của mình và những căn cứ, dấu hiệu chứng minh hành vi vi phạm của đơn vị vi phạm. 

 

Trên đây là những tư vấn của Văn phòng Luật sư Royal về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và những điều cần biết?

Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL

Phòng 802 - tòa nhà Bắc Hà, phố Tố Hữu, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: 024. 3512 2931 – 6294 0932               Fax: 024. 35122930

Email: vplsroyal@gmail.com                   Website: www.royallaw.vn

Hotline: 0989337688

 

Đăng bởi Admin.

Dịch vụ liên quan

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dược phẩm tại Việt Nam

Ngày đăng: 21-10-2016

Bảo hộ nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm mỹ phẩm

Ngày đăng: 21-10-2016

Điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu

Ngày đăng: 21-10-2016

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa/logo

Ngày đăng: 21-10-2016

Doanh nghiệp có quyền gì đối với nhãn hiệu đã được đăng ký

Ngày đăng: 21-10-2016

NHÃN HIỆU TƯƠNG TỰ GÂY NHẦM LẪN VỀ Ý NGHĨA

Ngày đăng: 10-11-2016
Hotline: 0989 337 688
Zalo: 0989 337 688
0989 337 688