Đăng kí bản quyền Game
Trò chơi điện tử, hay còn gọi là game, đã và đang là đề tài tranh luận gay gắt liên sức ảnh hưởng của nó tới giới trẻ. Tuy nhiên, dù tích cực hay tiêu cực thì chúng ta không thể phủ nhận chức năng giải trí và tính sáng tạo trong đời sống tinh thần. Những sản phẩm game ra đời ngày càng nhiều với các thể loại khác nhau, một mặt thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp không khói, mặt khác tạo ra một sự cạnh tranh thiếu lành mạnh khi các nhà sáng tạo đang dần cạn kiết ý tưởng viết chương trình game. Việc đăng ký bản quyền game đóng một vai trò vô cùng lớn trong việc để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà lập trình cũng như chủ sở hữu chương trình trò chơi điện tử, chống lại các vi phạm sở hữu trí tuệ; đồng thời cũng là cơ sở để xin giấy phép phát hành game tại Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết về thủ tục đăng ký bản quyền game theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Game là gì?
Trò chơi điện tử là trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người chơi có thể chơi. Hình thức phổ biến nhất hiện giờ của trò chơi điện tử là trò chơi video (video game) và vì lý do này các thuật ngữ thường bị nhầm lẫn khi sử dụng. Các hình thức phổ biến khác của trò chơi điện tử bao gồm cả những thiết bị không dùng cho việc tạo ra hình ảnh như các loại trò chơi điện tử cầm tay, các hệ thống độc lập và các sản phẩm cụ thể không tạo ra hình ảnh trực quan. Hiểu một cách đơn giản, trò chơi điện tử là những trò chơi được chơi trên thiết bị điện tử, thường được gọi là game.
2. Game gồm những loại nào?
Game gồm nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu chí phân loại cụ thể. Ví dụ như game máy tính, game điện thoại di động (dựa trên tiêu chí thiết bị cài đặt); game online, game offline (dựa trên tiêu trí kết nối internet). Tuy nhiên, hiện tại theo quy định pháp luật quản lý game, game được phân ra làm 04 loại chính: G1, G2, G3, G4.
Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp- gọi tắt là trò chơi G1;
Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp- gọi tắt là trò chơi G2;
Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp - gọi tắt là trò chơi G3;
Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp - gọi tắt là trò chơi G4.
Game Flappy Bird của tác giả lập trình Nguyễn Hà Đông
3. Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả game
(1) Tờ khai đăng ký quyền tác giả; Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt, theo mẫu và không được cắt bớt những nội dung có trong phần tờ khai.
(2) Tuyên bố về quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc giấy tờ chứng minh được thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa như hợp đồng, di chúc,…
(3) Giấy cam đoan tác phẩm do chính tác giả sáng tác, không sao chép tác phẩm của người khác và vi phạm những quy định của pháp luật;
(4) Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền cho tổ chức đại diện soạn thảo hồ sơ và nộp kết quả;
(5) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả/Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
(6) Giấy tờ tùy thân của tác giả, bao gồm chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc căn cước công dân còn thời hạn theo quy định của pháp luật;
(7) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định hoạt động nếu chủ sở hữu tác phẩm là doanh nghiệp hoặc tổ chức khác nếu đăng ký là chủ sở hữu quyền tác giả cho tác phẩm nhiếp ảnh;
(8) 02 chương trình game bản word;
(9) 02 đĩa VCD/CD ghi lại chương trình game;
Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ khi nộp hồ sơ, tác giả sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả cho tác phẩm nhiếp ảnh của mình.
4. Các loại giấy tờ mà khách hàng cần chuẩn bị
Để có thể đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm nhiếp ảnh của mình thì tác giả phải chuẩn bị tất cả các tài liệu cũng như hồ sơ giấy tờ trên. Tuy nhiên, khi cá nhân, tổ chức đăng ký thông qua tổ chức đại diện là Văn phòng Luật sư Royal, cá nhân, tổ chức chỉ cần cung cấp các tài liệu sau:
(1) Bản sao Chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu/Căn cước công dân và Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đầu tư/Quyết định thành lập (nếu có)
(2) 02 tác phẩm đã đóng quyển và 02 đĩa ghi;
Bài viết trên thuộc Bản quyền của Văn phòng Luật sư Royal, cấm sao chép dưới mọi hình thức.
Đăng bởi Admin.