CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU NHÃN HIỆU
Chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phụ thuộc vào ý trí của các bên, tuy nhiên hoạt động này vẫn chịu sự quản lý của nhà nước thông qua việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp.
Điều kiện chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu.
Một là: Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).
Hai là: hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Chủ thể của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu.
Bên chuyển nhượng phải là chủ sở hữu đối tượng chuyển nhượng đó.
Bên chuyển nhượng chỉ được quyền chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được pháp luật bảo hộ đang còn trong thời hạn bảo hộ và phải bảo đảm việc chuyển giao không gây ra tranh chấp với bên thứ ba. Nếu xảy ra tranh chấp do việc chuyển giao quyền sở hữu phải chịu trách nhiệm giải quyết.
Trong trường hợp có nhiều chủ sở hữu của một quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển nhượng phải được sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu (bất kể thuộc sở hữu chung theo phần hay sở hữu chung hợp nhất).
Bên nhận chuyển nhượng có thể là cá nhân hay tổ chức có nhu cầu.
Riêng đối với việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu thì bên nhận chuyển nhượng phải đáp ứng các tiêu chuẩn nộp đơn mà pháp luật quy định đối với từng loại nhãn hiệu tương ứng.
Bên nhận chuyển nhượng phải có giấy phép kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương ứng.Thông thường bên nhận chuyển nhượng nhãn hiệu phải đang trực tiếp sản xuất ra những sản phẩm sẽ mang nhãn hiệu đó.
Trong một số trường hợp, viêc chuyển nhượng nhãn hiệu có thể được coi là hợp đồng đi kèm với hợp đồng chuyển nhượng sáng chế khi bên nhận chuyển nhượng muốn sản xuất ra sản phẩm theo sáng chế nhận chuyển nhượng và đồng thời gắn luôn lên đó nhãn hiệu mà chủ sở hữu trước đó đã dùng.
Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
2. Căn cứ chuyển nhượng.
3. Giá chuyển nhượng.
4. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
Thủ tục thực hiện chuyển nhượng.
Bước 1: Các bên thỏa thuận, thống nhất và ký vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu
Bước 2: Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng, các bên làm thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu tại tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Hồ sơ đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:
1. Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định.
2. Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng.
3. Bản gốc văn bằng bảo hộ đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
4. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung.
5. Chứng từ nộp phí, lệ phí.
6. Giấy ủy quyền nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện.
Bước 3:Nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ROYAL
Phòng 802 - tòa nhà Bắc Hà, phố Tố Hữu, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: 04. 3512 2931 – 6294 0932 Fax: 04. 35122930
Email: vplsroyal@gmail.com Website: www.royallaw.vn
Hotline: 0989337688
Đăng bởi Admin.